Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Giáng sinh ít người biết
Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng trên thế giới. Nhưng bạn đã biết ý nghĩa ngày Giáng sinh chưa?
Giáng sinh 2017 sắp tới, tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giáng sinh không phải ai cũng biết.
Nhiều người cho rằng Giáng sing (Noel) là ngày Chúa sinh ra đời, tuy nhiên ý nghĩa ngày Giáng sinh còn có nhiều điều "bí ẩn" hơn thế.
Còn được gọi với cái tên ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh, ngày Noel được tổ chức vào 25/12, có một số nước lại kỷ niệm vào tối 24/12. Từ Noel được viết tắt từ gốc Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta), là ngày Chúa Giê-su sinh ra đời theo suy nghĩ của người Cơ Đốc Giáo.
Những người này tin rằng Chúa Giê-su được sinh ra vào thời gian năm 6 trước Công nguyên, thời điểm Đế quốc La Mã đang thống trị. Ngoài ra, họ cũng cho rằng Chúa được sinh tại Judea, Bethlehem, thuộc đất nước Do Thái.
Theo Công giáo Roma, "lễ chính ngày" được tổ chức vào 25/12, còn đêm 24/12 được gọi là "lễ vọng". Tuy nhiên, lễ vọng đêm 24/12 thường có nhiều tín đồ tham dự hơn là lễ chính. Những người thuộc Chính Thống giáo Đông phương tổ chức Giáng sinh theo lịch Julius hoặc ngày 7/1 theo lịch Gregory.
Lễ Giáng sinh còn được gọi bằng Chritsmas, và đây là một từ ghép của chữ Christ và Mas.
Ý nghĩa ngày giáng sinh Christmas bao gồm chữ Christ là tước hiệu của Chúa Giê-su, còn chữ Mas là viết tắt của "thánh lễ" (Mass). Khi ghép lại, Christmas (hay còn được biết tắt là Xmas) mang ý nghĩa lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su.
Cụ thể, chữ Christ theo tiếng Hy Lạp là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Chữ "X" được tượng trưng cho Xristos hay Xpiơtós, có ý nghĩa tương tự như từ Christmas ở trên.
Trong thời kỳ Giáo hội sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu), lễ Giáng sinh được tổ chức chung với lễ Hiển linh. Từ năm 200, thánh Clementê Alexandria đã nói về một lễ hội đặc biệt được tổ chức vào 20/5. Hội thánh La tinh tổ chức ngày lễ này vào 25/12.
Vì nhiều lý do, những người cơ đốc sơ khai không tổ chức lễ Giáng sinh của Chúa Jesus trong ba thế kỷ đầu. sang thế kỷ IV, người Cơ đốc bắt đầu ăn mừng Lễ giáng sinh hàng năm. Tuy nhiên, Cơ đốc giáo lúc đó chưa được thừa nhận là một tôn giáo hợp pháp, cho nên những người này rất sợ bị chính quyền La Mã bắt gặp.
Những người La Mã vẫn thường tổ chức Lễ hội "Thần Mặt trời" hàng năm, với ý nghĩa đem ánh sáng đến trần gian vào ngày 25/12. Chình vì lẽ đó, người Cơ đốc giáo đã tổ chức lễ Giáng sinh của Chúa Gie-su cùng ngày với lễ hội của người La Mã.
Đến năm 312, Hoàng đế Constantine (La Mã) theo cơ đốc giáo, bỏ đa thần giáo. Hoàng đế Constantine đã hủy bỏ lễ ăn mừng "Thần Mặt trời", thay vào đó là mừng Lễ giáng sinh của Chúa Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius tuyên bố ngày 25/12 là ngày tổ chức chính thức lễ Giáng sinh Chúa Jesus.
Và kể từ đó đến nay, ý nghĩa ngày giáng sinh được bắt nguồn từ sự tích này và được tổ chức rộng rãi vào ngày 25/12 trên khắp thế giới.