Ngành học này khát nhân lực, lại theo 'trend', sinh viên có ra trường lương cao trong tầm tay
Thương mại điện tử là một ngành học những năm gần đây được các thí sinh yêu thích và đăng ký xét tuyển. Ngành này được ví như là ngành học hái ra tiền, theo xu thế, ra trường lương cao trong tầm tay.
Ngành Thương mại điện tử là gì?
Ngành Thương mại điện tử là ngành đào tạo kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho sinh viên để có thể triển khai các mô hình kinh doanh trực tuyến trên internet. Khi xu hướng mua sắm online ngày càng tăng, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành Thương mại điện tử cũng tăng theo nhanh chóng và ngày càng trở nên hot hơn bao giờ hết.
Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử Việt Nam đạt 52 tỷ USD.
Còn theo báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2022 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được nhà trường đăng tải công khai hồi tháng 4/2023, ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất là Thương mại điện tử. Thống kê cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi là 100%, tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên tốt nghiệp là 90,63%, sinh viên tốt nghiệp làm việc cho tư nhân, tự tạo việc làm hoặc làm cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tư vấn và giải đáp cho thí sinh tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023. Ảnh: NEU
Theo thầy Trần Bình An, giảng viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, muốn theo đuổi ngành Thương mại điện tử, các bạn trẻ cần có tư duy kinh tế nhạy bén, nhanh nhẹn, yêu thích kinh doanh, đam mê công nghệ, khả năng hiểu nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng đàm phán giao tiếp tốt, tư duy sáng tạo, khả năng ngoại ngữ, có ý khởi nghiệp riêng.
Thầy Bình An nhận định, cơ hội việc làm cho thí sinh tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử là rất cao, vì ngành này được dự báo cần dự báo nhân lực lớn, được ví là ngành học hái ra tiền.
Tuy nhiên, khi chọn ngành này, thí sinh phải thất sự yêu thích kinh doanh, công nghệ, không nên chọn chỉ vì hay hoặc theo bạn bè. Ngành Thương mại điện tử đem lại nhiều kiến thức, kỹ năng cho người học nhưng đòi hỏi sự tự cố gắng, nỗ lực và chủ động.
Học ngành Thương mại điện tử lương bao nhiêu?
Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, các cử nhân ngành này có thể đảm nhận các vị trí sau: Chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử, quản lý dự án thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng, nhân viên SEO/ Content, giảng viên thương mại điện tử tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, chuyên viên sàn thương mại điện tử, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyên gia tư vấn về Thương mại điện tử và bảo mật, quản lý sản phẩm, nhân viên nhập liệu, nhân viên kinh doanh dịch vụ truyền thông quảng cáo, nhân viên marketing online tổng hợp…
Theo thông tin từ Trường Đại học Hoa Sen, nhìn chung, mức lương của ngành Thương mại điện tử được đánh giá tương đối cao và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, trình độ và vị trí công việc…
Cụ thể, mức lương khởi điểm của ngành thương mại điện tử sẽ dao động từ 6- 8 triệu đối với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Con số này sẽ tăng lên 10 – 20 triệu khi bạn đã có kinh nghiệm từ 2 -3 năm trong nghề hoặc thăng tiến lên vị trí leader. Cuối cùng, đối với những người có trình độ cao và kinh nghiệm từ 3-4 năm trở lên trong nghề, mức lương sẽ dao động từ 20-30 triệu/ tháng.
Trường Đại học Quản lý và công nghệ TP.HCM thống kê, mức lương của chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử hiện dao động khoảng 8 - 20 triệu đồng/tháng; mức lương của quản lý dự án thương mại điện tử vô cùng hấp dẫn, dao động từ từ 8 - 20 triệu đồng/tháng; vị trí chăm sóc khách hàng có mức lương khoảng 6 - 15 triệu đồng/tháng.
Trên cả nước, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Thương mại điện tử. Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn ngành này theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 như sau: