Nắng nóng, chị em đua nhau 'dọn cỏ' vùng kín, bác sỹ sản khoa lên tiếng cảnh báo

23-08-2018 14:08:08

Khó chịu vì "cỏ vùng kín" quá dày và rậm rạp, nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc "đèn đỏ", nhiều chị em đã quyết định "dọn cỏ" vùng kín. Điều này có thực sự tốt?

"Vi-ô-lông" vùng kín và những lợi ích không ngờ

"Vi-ô-lông" vùng kín là vùng mọc phía trên âm hộ,  thường xuất hiện khi chị em bước vào độ tuổi dậy thì. Chúng có thể rậm hoặc thưa, có màu đen hoặc ngà vàng tuỳ vào gen và yếu tố hoocmon trong cơ thể của mỗi người.

Theo BS Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sự xuất hiện của "cỏ" vùng kín ở nữ giới chính là minh chứng cho sự trưởng thành về mặt giới tính. Khi cơ thể có hormone sinh dục thì "cỏ" cũng bắt đầu xuất hiện. Chúng có tác dụng bảo vệ vùng kín, ngăn chặn sự xâm hại của các loại vi khuẩn, giữ ẩm và đảm bảo cân bằng nhiệt độ bình thường của bộ phận nhạy cảm này.

Không chỉ vậy, "vi-ô-lông" còn giúp giảm bớt sự cọ sát, đau rát khi va chạm với quần áo trong quá trình sinh hoạt và vận động.

Một công dụng không kém phần quan trọng nữa của chúng chính là chống lại các tác động mạnh và giảm ma sát trong “chuyện ấy”. Ngoài ra, "cỏ" còn rất có lợi với sức khỏe cơ thể. Vì vùng nhạy cảm vốn có nhiều tuyến mồ hôi nên lượng mồ hôi tiết ra sẽ nhiều hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Lúc này, "cỏ" sẽ hút bớt mồ hôi và dịch dính tiết ra từ âm hộ và phát tán ra xung quanh.


Việc cạo lông vùng kín tiềm ẩn cả "lợi và "hại"

"Dọn cỏ" cũng phải đúng cách

"Cỏ vùng kín" rất quan trọng nhưng theo BS Trần Vũ Quang, nếu không được giữ gìn vệ sinh hợp lý, đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn cư ngụ, sinh ra những chứng bệnh như mụn cóc sinh dục, nấm…

Chính vì vậy, ngày càng có nhiều chị em lựa chọn các phương pháp khác nhau để "dọn cỏ vùng kín". Tuy nhiên, không phải cứ "cạo trọc" "cô bé" là tốt mà chị em cần xem xét từng trường hợp điều kiện sinh hoạt, tính chất công việc khác nhau.

Theo BS Quang, "dọn cỏ" không đúng cách có thể khiến chị em bị trầy xước da. Lúc này, vi khuẩn dễ tấn công hơn vào "cô bé" và gây ra tình trạng ngứa ngáy, kích ứng, nổi mụn nước, viêm nang lông...

"Da vùng kín rất mỏng và nhạy cảm. Nếu bạn dọn sạch cỏ bên trên thì lớp da mỏng manh này khó thích ứng và dễ bị tổn thương do quá trình vận động, chạy nhảy hoặc cọ sát với trang phục, yên xe, ghế ngồi... Hậu quả sau đó là "cô bé" dễ bị kích ứng nổi mẩn đỏ, đau rát..."- BS Trần Vũ Quang nói.

Ngoài ra, vùng kín còn là khu vực rất dễ nóng và đổ mồ hôi, lúc này những sợi lông sẽ có tác dụng giúp cân bằng nhiệt và độ ẩm cho "cô bé". Do đó, nếu mất lớp bảo vệ, vùng kín rất dễ bị nóng ẩm và viêm nhiễm. Hơn nữa, nếu vùng kín bị dọn sạch thì bụi bẩn, vi khuẩn từ ngoài rất dễ xâm nhập vào nên tình trạng viêm nhiễm lại càng tăng cao.

Tuy vậy, theo BS Quang, điều đó không có nghĩa là chị em hoàn toàn không được "dọn cỏ vùng kín". Bởi nhiều người có khu vực vùng kín rất rậm rạp gây bí hơi, tăng độ ẩm và vi khuẩn cũng dễ sinh sôi hơn. Việc dọn dẹp lúc này giúp cho "cô bé" luôn khô thoáng, sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiều bạn gái coi đây là một xu hướng mới giúp họ tự tin hơn khi diện các bộ đồ bikini gợi cảm.


Bác sĩ Trần Vũ Quang

Theo BS Trần Vũ Quang, wax "vi-ô-lông" tại nhà tiện lợi, chủ động và tiết kiệm chi phí nhưng phải làm cẩn thận, nhẹ nhàng và khéo léo. Nếu không, dao cạo rất dễ gây tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng vùng kín. Một nhược điểm nữa của phương pháp này là sau khi cạo thời gian ngắn, sợi lông cũ sẽ dài ra rất cứng và khó chịu.

Nếu dùng các phương pháp tại spa như tẩy lông, wax, công nghệ máy triệt lông dùng sóng. Ưu điểm vùng da sau khi làm sẽ mềm mại và sáng đẹp hơn. Thời gian mọc lông lại khá lâu nên khoảng cách giữa 2 lần làm sạch lâu hơn và chị em sẽ được chăm sóc tận tình với tâm lý thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốn chi phí nên không phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả chị em.

"Riêng với phương pháp wax lông, chị em nên hết sức cẩn trọng bởi nếu sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, các hóa chất mạnh có thể gây kích ứng và sưng tấy da vì vùng kín là khu vực cực kỳ nhạy cảm.

Đối với những người mang các bệnh như tiểu đường, da bị eczema hay vẩy nến, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch thì tuyệt nhiên không nên tẩy lông vùng kín. Trong những ngày “đèn đỏ” phái đẹp cũng không nên thực hiện dọn lông vùng kín. Bởi lúc này, da sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Tốt hơn hết, nếu muốn làm sạch chị em nên thực hiện sớm ít nhất ba ngày trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt"- BS Trần Vũ Quang nói.

Để "dọn cỏ" vùng kín an toàn, bác sĩ Trần Vũ Quang cũng khuyến cáo chị em tuân thủ một số nguyên tắc sau :

- Không nên dọn sạch hoàn toàn "cỏ" vùng kín vì chúng làm mất lớp màng bảo vệ cô bé. Tuy nhiên, nếu "cỏ" lan quá rộng hoặc bạn cần diện bikini đi chơi biển thì có thể dọn sạch phần rìa bên ngoài còn phần trung tâm thì nên hạn chế.

-Sau khi dọn dẹp "cỏ", bạn hãy luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế sử dụng quần lót dày, bí, có chất liệu không thoáng khí dễ gây kích ứng cho da. Muốn sử dụng các loại dưỡng da cho vùng kín cũng phải rất cẩn thận.

- Trước, sau khi "dọn dẹp" luôn nhớ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.


Xem thêm Clip: 7 bí quyết 'vàng' làm mờ nhanh chóng vết rạn da sau sinh ngay tại nhà

Minh Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //