Nám da sau sinh: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng ngừa
Sau quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ có thể sẽ diễn ra rất nhiều sự thay đổi. Và một trong những tình trạng hay gặp nhất đó chính là nám da sau sinh. Hiện tượng này không chỉ đơn thuần là do sự thay đổi về hormone mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác. Mặc dù nám da sau sinh có thể tự hết sau vài tuần, nhưng chị em v
I - Nám sau sinh là gì?
Nám sau sinh là hiện tượng trên da xuất hiện các mảng sạm hoặc đốm nám màu nâu, xám. Nguyên nhân chính được cho là do sự thay đổi của nồng độ hormone estrogen và progesterone làm quá trình sản xuất sắc tố melanin bị rối loạn, khiến nám da hình thành. Theo một nghiên cứu của Pubmed, có khoảng 50% đến 70% phụ nữ bị nám, sạm da khi mang thai hoặc sau khi sinh nở. Các mảng nám thông thường xuất hiện nhiều trên mặt (hai bên má, trán, cằm), nhưng đôi khi vẫn có thể xuất hiện tại các vị trí khác như cổ, chân tay.
II - Những nguyên nhân gây nám da sau sinh
1. Sự thay đổi của nội tiết gây nám sau sinh
Ngay từ trong quá trình mang bầu (đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ ba), nồng độ hormone nội tiết tố ở mẹ bầu luôn ở mức cao để ngăn chặn quá trình rụng trứng và nuôi dưỡng nhau thai. Tuy nhiên sau khi sinh nở, lượng hormone estrogen và progesterone này sẽ giảm xuống một cách đột ngột. Nội tiết tố đột ngột giảm mạnh làm kích thích hormone MSH sản xuất melanin quá mức, dẫn đến nám da. Và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nám ở mẹ sau sinh.
2. Tâm lý căng thẳng, stress
Căng thẳng, áp lực quá mức là một trong những hiện tượng phổ biến ở những bà mẹ bỉm sữa. Tình trạng này một phần cũng là hậu quả của sự sụt giảm hormone nội tiết sau sinh, hoặc những vấn đề phát sinh như việc chăm sóc em bé, vấn đề vợ chồng, gia đình… Và khi căng thẳng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị nám.
3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe làn da, nếu bà mẹ sau sinh nở tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời thì nguy cơ bị nám da là rất cao.
Khi da bị tác động bởi ánh nắng mặt trời gay gắt, da sẽ phản ứng lại bằng cách tăng sinh sắc tố melanin để chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi melanin tích tụ bên trong da quá nhiều có thể khiến cho tế bào sắc tố da bị đẩy lên trên bề mặt da, gây nám, tàn nhang.
4. Không lưu tâm chăm sóc da
Việc chăm con khiến chị em cũng không còn nhiều thời gian quan tâm tới làn da của mình. Bên cạnh đó, chị em thường có tâm lý chung là sợ dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ. Quan niệm này khiến đa phần các chị em bỏ bê việc chăm sóc da, khiến các mảng nám bắt đầu hình thành trên da.
5. Đề kháng da suy giảm
Suy giảm sức đề kháng là một trong những hiện tượng thường gặp ở những bà mẹ bỉm sữa sau sinh, tình trạng này thường do nhiều nguyên nhân như mất máu, cơ thể suy kiệt sau khi vượt cạn, nội tiết tố thay đổi…
Sự suy giảm sức đề kháng có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ ở da, khiến cho nhiều yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm nhập và kích thích sản xuất sắc tố da melanin.
6. Da bị lão hóa
Làn da của phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ bị lão hóa do sự mất cân bằng nội tiết tố. Khi da bị lão hóa có thể dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng của da, khiến cho da dễ bị tổn thương trước tác động từ bên ngoài, dẫn đến tăng sự hình thành sắc tố da melanin gây nám. Đặc biệt phụ nữ sinh con sau độ tuổi 30 sẽ dễ bị nám da hơn, cũng như việc xử lý giảm nám cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
III - Nhận biết các triệu chứng của nám da sau sinh
Về cơ bản thì các triệu chứng của nám sau sinh không có điểm khác biệt so với các loại nám da thông thường, bao gồm:
- Xuất hiện các mảng hoặc đốm nám có màu nâu, nâu đen, hoặc đen trên da.
- Các mảng nám có vị trí đối xứng 2 bên trên gương mặt, chẳng hạn như xuất hiện đồng thời ở 2 bên gò má, cằm, mũi…
- Vết nám thường không đau, không ngứa và bề mặt nhãn.
- Màu sắc nám da tăng đậm hơn vào mùa nắng nóng, giảm bớt vào mùa đông.
Trong y tế, để xác định tình trạng nám da thuộc loại nào thì có thể sử dụng đèn Wood:
- Nếu dùng đèn Wood soi chiếu vào làn da, thấy vết nám có màu sắc đậm hơn so với khi nhìn bằng mắt thường thì đây là nám thượng bì (nám mảng).
- Nếu dưới ánh đèn Wood, màu sắc của vết nám nhạt màu hơn so với khi nhìn bằng mắt thường thì có thể là nám trung bì (nám chân sâu).
- Trong trường hợp, vết nám được quan sát dưới ánh đèn Wood thấy xuất vừa đậm màu hơn vừa nhạt màu hơn so với mắt thường, thì đây được gọi là nám hỗn hợp.
IV - Nám sau sinh có tự hết không? Sau bao lâu thì hết?
Thông thường thì các vết nám sau sinh sẽ tự mờ dần và biến mất sau khoảng vài tháng khi nội tiết tố đã trở nên ổn định, cơ thể không còn sản xuất quá nhiều sắc tố melanin. Tuy nhiên, thời gian để nám biến mất sẽ là khác biệt ở mỗi người. Nếu chị em tích cực điều trị và tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì thời gian để nám biến mất sẽ nhanh hơni.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý là tình trạng nám da sau sinh sẽ rất dễ tái phát trở lại nếu không bảo vệ da kỹ càng. Do vậy việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tích cực điều trị, phòng ngừa sớm ngày càng trở nên quan trọng.
V - Những cách trị nám da sau sinh hiệu quả, an toàn nhất
1. Áp dụng các mẹo trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên cũng là biện pháp chữa nám da an toàn, mang lại một số hiệu quả nhất định và có thể áp dụng ngay tại nhà.
2.1. Dùng nghệ và nước cốt chanh
Nghệ có công dụng rất tốt trong việc làm mờ vết nám sau sinh, làm da sáng đều màu hơn và ngăn ngừa lão hóa da cho các bà mẹ bỉm sữa. Sử dụng đồng thời cả nghệ và nước cốt chanh giúp da trở nên sáng mịn hơn, giảm vết thâm nám.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 2 thìa nước cốt chanh.
- Trộn nước cốt chanh cùng với tinh bột nghệ.
- Sau đó rửa mặt, thoa đều hỗn hợp này lên khu vực da bị nám, thâm sạm.
- Để yên hỗn hợp trong khoảng 10 phút và rửa sạch với nước.
2.2. Thoa giấm táo
Giấm táo có tác dụng rất tốt với các trường hợp nám da sau sinh, đây là nguyên liệu có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp làm sạch sâu bên trong da, loại bỏ tế bào chết hiệu quả, giúp da sáng đều màu và giảm thâm nám sạm.
Cách dùng như sau:
- Hòa tan 1 thìa giấm táo với một chút nước vừa đủ, sau đó lấy hỗn hợp giấm táo đã được pha lỏng với nước và thoa lên mặt.
- Mát xa mặt nhẹ nhàng để cho dưỡng chất dễ dàng thấm sâu và da mặt. Để yên trên gương mặt trong khoảng 10 phút.
- Rửa mặt lại với nước.
2.3. Thoa nha đam và nước vo gạo
Nha đam và nước vo gạo là những nguyên liệu tự nhiên giúp hồi phục tổn thương cho da nám sau sinh, ức chế quá trình sản xuất sắc tố melanin và nhờ đó giúp làm mờ vết nám cho da.
Cách sử dụng như sau:
- Tách phần gel của nha đam, chuẩn bị một lượng nước vo gạo phù hợp.
- Trộn đều gel nha đam với nước gạo.
- Làm sạch mặt với nước ấm, sau đó thoa hỗn hợp này lên trên gương mặt.
- Để nguyên hỗn hợp này trên gương mặt trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng, bạn rửa sạch mặt lại với nước.
3. Chống nắng cho da
Nếu như chị em không biết cách chống nắng cho da đúng cách, che chắn cẩn thận thì da sẽ rất dễ bị tổn thương, khiến cho mọi nỗ lực điều trị nám da sau sinh dường như “trở về con số 0”.
Do vậy, mẹ bỉm nên chống nắng cho da bằng cách:
- Sử dụng kem chống nắng có SPF 50+.
- Hạn chế ra ngoài đường trong thời điểm tia UV hoạt động mạnh (khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
- Đeo khẩu trang, đội nón mũ, mặc quần áo chống nắng nếu phải ra ngoài trời nắng.
4. Sử dụng thuốc bôi trị nám sau sinh
Việc sử dụng thuốc Tây y hoặc các loại kem bôi chữa nám sau sinh cần phải hết sức thận trọng bởi có rất nhiều hoạt chất trong các sản phẩm này gây ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sữa mẹ. Trước khi sử dụng thuốc Tây y hoặc các loại kem bôi để cải thiện tình trạng nám da thì mẹ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Một số loại thuốc bôi có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ sau sinh bị nám bao gồm:
- Axit azelaic 15% - 20%.
- Axit kojic.
- Axit glycolic 10% - 20%.
- Adapalene 0.1% - 0.3%.
- Tazarotene 0.1% - 0.5%.
5. Dùng viên uống Ngự y mật phương 2
Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 là giải pháp an toàn nhất và đem lại hiệu quả vượt trội cho các mẹ sau sinh bị nám da. Khác với các biện pháp chữa trị nám da khác, Đông Y thế hệ 2 mang lại hiệu quả điều trị nám bền vững, phòng ngừa tái phát trong thời gian dài và giúp cho làn da ngày càng khỏe mạnh hơn.
Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất phải kể đến đó là Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương với cơ chế tác động toàn diện như:
- Tăng cường chức năng can thận: Hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải độc tố tích tụ ở da, nhờ đó bảo vệ da tránh khỏi sự tác động của chất độc hại, ức chế sự hình thành nám da. Khi chức năng can thận được tăng cường cũng giúp ổn định lại nội tiết tố của mẹ bỉm sữa, nhờ đó cũng giảm nguy cơ phát triển sắc tố da melanin, giảm nám sạm da sau sinh.
- Bồi bổ khí huyết: Giúp cho làn da được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, từ đó làn da sẽ khỏe mạnh và sáng hồng hơn.
Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương thực sự là sự lựa chọn sáng suốt dành cho phụ nữ sau sinh bị nám da, đặc biệt an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO và đã được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng giải thưởng cao quý, đó là Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
6. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao đề kháng
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách là “chìa khóa quan trọng” giúp tháo gỡ tình trạng nám da cho phụ nữ. Biện pháp này có tác dụng tăng cường phục hồi tổn thương cho da nám sạm, ngăn ngừa nám sau sinh tiến triển và giúp cho làn da của mẹ bỉm sữa sáng hơn.
Mẹ bỉm sữa có thể tham khảo một số loại thực phẩm đẩy lùi nám như sau:
- Thực phẩm giàu vitamin (ví dụ như vitamin A, C, E, B5) bao gồm: cam, quýt, dưa hấu, giá đỗ, các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan), đu đủ, cà rốt.
- Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau xanh, bơ, dâu tây, quả lê...
- Nhóm thực phẩm cung cấp protein/đạm dồi dào như: Thịt gà, thịt heo, thịt bò, các loại cá, trứng, sữa…
- Thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo cao như: Dầu oliu, trứng, hạt chia, bơ, hạt óc chó…
7. Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Việc sinh hoạt có điều độ, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý có thể thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương cho làn da nám, hỗ trợ tăng hiệu quả cho các biện pháp điều trị nám da khác.
Mẹ nên duy trì một số thói quen tốt trong sinh hoạt và nghỉ ngơi như sau:
- Đi ngủ sớm và đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Tránh tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử (di động, máy vi tính).
- Hạn chế ăn uống những loại thực phẩm không tốt cho da (đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích, món ăn chứa gia vị cay nóng).
8. Vận động, thể dục đều đặn
Thường xuyên vận động sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho da, cải thiện tuần hoàn máu tới da và làm ổn định nội tiết tố, trong đó có estrogen. Và nhờ đó giúp cải thiện tình trạng nám da, đem đến một làn da khỏe mạnh và đều màu hơn.
Một số hình thức vận động, tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với các bà mẹ bỉm sữa sau sinh đó là: đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội…
9. Bắn laser trị nám sau sinh
Phương pháp laser điều trị nám cho bà mẹ bỉm sữa được áp dụng cho các mẹ đã sinh được từ 6 tháng trở lên. Không nên áp dụng biện pháp nào cho các bà mẹ đang cho con bú vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.
Trước khi quyết định có lựa chọn phương pháp này hay không, mẹ bỉm sữa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả tạm thời, sau khi laser thì nám da vẫn có thể tái phát quay trở lại. Không những vậy, sau khi áp dụng biện pháp này thì làn da ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, tế bào da cũng nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời hoặc dễ bị tác động bởi các loại hóa chất có trong hóa mỹ phẩm.
VI - Những lưu ý để phòng tránh tình trạng nám da sau sinh
Để tránh tình trạng sau sinh bị nám da mặt, các chị em phụ nữ cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Chống nắng kỹ càng cho làn da, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Có thể sử dụng các loại kem chống nắng an toàn cho phụ nữ sau sinh, chẳng hạn như các loại kem chống nắng có nguồn gốc từ thảo dược.
- Dưỡng ẩm đầy đủ cũng là biện pháp hỗ trợ cải thiện nám. Dưỡng ẩm đúng cách giúp cho làn da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường làn da trắng sáng.
- Lựa chọn mỹ phẩm có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để chăm sóc cho da nám, tránh làm tổn thương làn da, hạn chế nguy cơ nám tiến triển nặng nề hơn.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho làn da bị nám (nước cam, sữa chua, cá hồi, cá ngừ, bắp cải, đậu xanh) và tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho da (rượu bia, cà phê, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng).
- Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh: Mặc dù việc chăm sóc con nhỏ là rất vất vả, nhưng mẹ vẫn nên dành chút thời gian cho riêng mình. Mẹ nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, hạn chế những căng thẳng áp lực trong cuộc sống.
Nám sau sinh có thể là thử thách gian nan mà bất kỳ mẹ bỉm sữa nào cũng phải trải qua sau khi sinh nở. Nhưng mẹ yên tâm, chỉ cần thực hiện đúng theo lời khuyên về cách điều trị như bài viết đã chia sẻ thì nám da nặng đến mấy cũng vẫn cải thiện được. Chúc mẹ luôn có làn da sáng mịn và hết nám nhé.