Mỹ ồ ạt nâng cấp B61-12 để đáp trả mối đe dọa từ bom hạt nhân của Nga?
Người đứng đầu cơ quan Kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân của bộ Ngoại giao Nga cho rằng, Mỹ nâng cấp B61-12 để đáp trả điều họ cho là mối đe dọa từ bom hạt nhân của Nga.
Bom hạt nhân được mệnh danh “kẻ hủy diệt” phiên bản nâng cấp B61-12. Ảnh: Strategic Culture Foundation
Bộ Ngoại giao Nga lo ngại các phiên bản mới của bom hạt nhân B61-12 Mỹ sẽ làm giảm hạn chế khả năng việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu.
"Lợi thế của việc nâng cấp mới B61-12, theo các chuyên gia quân sự Mỹ thì họ sẽ đưa loại vũ khí này hoạt động chính xác và hữu dụng hơn", Mikhail Ulyanov, người đứng đầu cơ quan Kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân của bộ Ngoại giao Nga chia sẻ.
Ông Ulyanov cũng lo ngại Mỹ có thể thúc đẩy lập trường tự do hơn về sử dụng vũ khí hạt nhân khi cho rằng họ "giảm được hậu quả thảm khốc cho dân chúng (khi sử dụng hạt nhân)".
Ông Ulyanov cũng cho rằng, Mỹ và các đồng minh NATO có thể hưởng lợi từ việc nâng cấp B61-12 trong việc đáp trả điều họ cho là mối đe dọa từ bom hạt nhân của Nga.
Mỹ thử thành công bom hạt nhân B61-12, Nga lo ngại cuộc chạy đua vũ trang. Ảnh: AFP
Cựu chiến lược gia hạt nhân dưới thời Tổng thống Barack Obama, Tướng James E. Cartwright cho biết ông ủng hộ việc nâng cấp B61-12 vì việc định hình chính xác mục tiêu cho phép Mỹ cần ít vũ khí hạt nhân hơn và “khiến loại vũ khí này trở nên gần gũi hơn".
Xét về khả năng hủy diệt tuyệt đối, B61-12 không được coi là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ. Quả bom này có công suất phá hủy tối đa chỉ 50-kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT.
Trong khi đó, bom hạt nhân B83 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn (1.200 kiloton). Tuy nhiên, điều làm cho cho B61-12 trở thành loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ là tính khả dụng của nó.
Tính khả dụng này xuất phát từ sự kết hợp của tính chính xác và hiệu xuất thấp của nó. Về mặt lịch sử, B61-12 là quả bom hạt nhân dẫn đường đầu tiên của Mỹ.
Mặc dù B61-12 có năng suất tối đa là 50 kiloton nhưng hiệu suất này có thể được hạ xuống khi cần thiết để đáp ứng bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Trong thực tế, lực nổ của quả bom có thể được giảm xuống bằng điện tử thông qua một hệ thống quay số hiệu suất.
Xem thêm: Cuộc gặp bên lề G20 của ông Trump và ông Putin
Trang tin Defense Tech dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho hay một ưu điểm vượt trội của B61-12 là có thể dễ dàng được triển khai từ nhiều phương tiện khác nhau chứ không bị bó vào những chiếc cường kích kềnh càng.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang xúc tiến thủ tục cho phép chiến đấu cơ F-35 phiên bản dành cho không quân (F-35A) mang bom B61-12.
Trên chiếc F-35A, quả bom sẽ nằm gọn trong khoang vũ khí bên trong nhằm bảo vệ khả năng tàng hình của máy bay và sẽ trở thành vũ khí đắc lực cho các chiến dịch tấn công sâu và ngăn chặn, chẳng hạn như đánh phá những hầm chỉ huy kiên cố sâu dưới lòng đất, lực lượng xe tăng, pháo binh, tiếp tế... của đối phương.
Đến nay, Washington vẫn tuyên bố B61-12 sẽ là “lựa chọn cuối cùng”, nghĩa là sẽ không sử dụng đến nếu tình hình chưa trở nên nguy hiểm tột độ đối với an ninh quốc gia.