Mẹo viết CV thực tập sinh kế toán hạ gục mọi nhà tuyển dụng
Lĩnh vực kế toán ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với nhu cầu tìm kiếm và bổ sung nguồn lực kế toán có năng lực và thái độ, các chương trình tập sự nghề nghiệp đã mở ra nhiều cơ hội cho các bạn ứng viên. Để có được cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế này, bạn sẽ cần chuẩn bị cho mình một bản CV thực tập sinh kế toán ấn tượng và hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghề nghiệp là điều quan trọng trong quy trình phân loại và sàng lọc các CV online. Đối với thực tập sinh kế toán thì mục tiêu có thể sẽ tương đối giống nhau, đó là hoàn thành chương trình thực tập một cách thuận lợi. Tuy nhiên nếu bạn không muốn bị mờ nhạt giữa rất nhiều CV giống như vậy thì hãy chuẩn bị cho mình một phần trình bày thông minh và nổi bật.
Đừng chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn là điều kiện tốt nghiệp, bạn nên thể hiện mình đang có những mục tiêu lâu dài và cụ thể hơn đối với công việc kế toán này. Doanh nghiệp thường sẽ đánh giá cao những ứng viên chuyên nghiệp ngay từ những ngày đầu chưa có kinh nghiệm. Vì vậy đừng quên bày tỏ rằng bạn đang mong muốn có được kinh nghiệm thực tế để phục vụ công việc kế toán, thậm chí có được cơ hội việc làm chính thức thông qua chương trình tập sự này chẳng hạn.
Vị trí công việc hướng đến
Kế toán là một bộ phận cần thiết với công ty với nhiều nghiệp vụ phức tạp. Vì lí do này mà kế toán được phân loại thành nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí sẽ lại có những yêu cầu nhất định. Việc hiểu được bản thân đang hướng đến vị trí công việc nào khi ứng tuyển là một cách giúp bạn sẵn sàng và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Một bí quyết đó là hãy ghi ra cụ thể trong CV thực tập sinh kế toán rằng bạn mong muốn được trải nghiệm công việc thực tế nào đối với bộ phận kế toán. Đó có thể là vị trí kế toán tiền lương, kế toán tài chính hoặc kế toán thuế, kế toán tổng hợp,… Có được một vị trí công việc đang hướng đến sẽ giúp nội dung trong CV của bạn có trọng tâm và dễ dàng nắm bắt cho người đọc.
Kinh nghiệm thực tế
Vị trí thực tập sinh thường không yêu cầu hoặc yêu cầu rất ít về mặt kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên bạn không nên để trống phần mục này trong CV hoặc ghi vào là “không có kinh nghiệm”. Điều này vô tình khiến CV của bạn trở nên nghèo nàn thông tin và không gây được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Lúc này đừng ngần ngại ghi lại những kinh nghiệm có liên quan mà bạn đã từng trải qua trong thời gian học tập, rèn luyện thực tế. Đó có thể là một vài kinh nghiệm nhỏ và đơn giản như tham gia các dự án, các hoạt động tại trường học,…
Các chứng chỉ kế toán, kiểm toán
Bên cạnh những kinh nghiệm thì một số chứng chỉ kế toán, kiểm toán cũng là phần bạn nên chú trọng khi viết CV thực tập sinh trong lĩnh vực này. Đây là những thành tựu về lý thuyết chuyên môn mà bạn đã dành thời gian để nỗ lực học hỏi và đạt được. Cũng giống như kinh nghiệm, những chứng chỉ này có thể ở mức độ cơ bản như là hoàn thành khóa học ngắn hạn, chứng chỉ online về kế toán.. Nếu có thì hãy điền ngay vào mục này nhé.
Đối với nhà tuyển dụng, những chứng chỉ hay khóa học sẽ thể hiện cho thái độ nghiêm túc của bạn đối với công việc này và bạn xứng đáng với cơ hội được trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Điểm mạnh nổi bật của bạn phù hợp với nghề kế toán
Cuối cùng, bạn không nên quên liệt kê ra những điểm mạnh nổi bật của bạn cần thiết và hữu ích với nghề kế toán của mình trong CV. Ví dụ như bạn khá nhạy cảm với các con số, có khả năng phân tích báo cáo tài chính, bạn vừa biết khái quát, tổng hợp lại tỉ mỉ và cẩn thận… Bạn có thể đưa ra một vài minh chứng cụ thể làm rõ hơn về những điểm mạnh của bạn trước nhà tuyển dụng.
Những thông tin đó sẽ là cơ sở đề nhà tuyển dụng phân tích và tìm ra một số vị trí, công việc phù hợp với bạn nếu như bạn trở thành thực tập sinh trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, việc tự tin chia sẻ điểm mạnh cá nhân trong CV thực tập sinh kế toán cũng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và là chủ đề để đặt ra những câu hỏi thú vị trong buổi phỏng vấn.