Mắc nhiều bệnh vì ăn quá nhiều protein
Protein (hay chất đạm) rất quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên nếu hấp thụ quá nhiều và lạm dụng sẽ có nhiều tác động xấu tới sức khỏe và thể lực.
Thừa protein nguy cơ tim mạch
Một chế độ ăn từ các nguồn protein chứa chất béo không lành mạnh sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh tim cao. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn protein từ thực vật sẽ giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn, còn nguồn protein động vật lại thường chứa hàm lượng chất béo bão hoà nên sẽ là một tác nhân gây ra bệnh tim.
Thừa protenin gây tăng cân
Ảnh minh họa
Một chế độ ăn giàu protein có thể giúp bạn giảm cân trong thời gian ngắn nhưng nếu bạn ăn quá nhiều chất đạm, bạn sẽ dễ gặp phải tác dụng ngược lại là tăng cân.
Trên thực tế, một nghiên cứu dài hạn của các nhà khoa học người Tây Ban Nha trên hơn 7.000 người trưởng thành cho thấy những người có chế độ ăn uống 90% là đạm sẽ dễ thừa cân hơn so với những người khác.
Tăng nguy cơ loãng xương
Quá nhiều protein trong cơ thể sẽ càng làm tăng cao nồng độ axit, nhưng để trung hòa được axit thì bắt buộc cơ thể sẽ phải sản xuất đủ lượng canxi phosphat cần thiết. Chính điều này đã làm giảm lượng canxi có trong xương và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh loãng xương từ khi còn trẻ.
Bệnh tim
Ảnh minh họa
Ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm từ sữa giàu chất béo như một phần của chế độ ăn nhiều protein có thể dẫn đến bệnh tim. Điều này xảy ra do lượng chất béo bão hòa và cholesterol gia tăng. Theo nghiên cứu năm 2010, việc ăn nhiều thịt đỏ và sữa có hàm lượng chất béo cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ.
Cơ thể mất nước
Mất nước là một dấu hiệu cho thấy bạn đã vượt ngưỡng protein mà cơ thể cần. Khi hấp thụ quá mức protein, lượng ni-tơ trong cơ thể sẽ tăng lên. Lúc này, cơ thể phải sử dụng nhiều nước hơn để tống bớt ni-tơ thừa ra ngoài thông qua hệ bài tiết.
Hơi thở có mùi khó chịu
Ảnh minh họa
Chế độ ăn nhiều protein thường kéo theo việc ít tinh bột điều này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng PH gây ra tình trạng hôi miệng.
Chán ăn
Việc nạp quá nhiều protein vào cơ thể sẽ làm tăng sự giải phóng hormone ngăn chặn cơn đói. Mặc dù, chế độ ăn giàu protein giúp bạn giảm cân, nhưng nếu tiêu thụ quá mức cho phép sẽ tạo ra hàm lượng peptide YY (PYY) lớn. Từ đó là nguyên nhân khiến bạn sinh ra cảm giác chán ăn, không có cảm giác muốn ăn.