Lưu ngay các biện pháp giảm đau răng hàm nhanh chóng

25-11-2022 09:42:32

Đau răng hàm gây đau âm ỉ, dai dẳng, thậm chí đau nhức lan đến đầu, rất khó chịu. Tìm hiểu các cách giảm đau răng hàm nhanh chóng và hiệu quả tức thì.

Đau răng hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhận biết nguyên nhân gây đau răng hàm

Đau răng hàm có thể xuất hiện ở cả hàm trên hoặc hàm dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Do mọc răng khôn

Răng khôn (còn gọi là răng số 8) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc trong độ tuổi 18 đến 25. Trong đó, có 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới mỗi bên phải và trái. Răng khôn mọc sau 28 chiếc răng, không còn đủ chỗ để mọc đúng hướng nên thường mọc ngược về phía xương hàm, chèn ép vào xương hàm, mọc xiên đâm vào răng hàm bên cạnh gây bào mòn đau nhức hoặc bị tắc bên trong lợi.

Biểu hiện của đau răng hàm do mọc răng khôn thường đau tại vị trí mọc răng hàm trên hoặc hàm dưới, ít khi kèm theo các dấu hiệu viêm nhiễm như chảy máu, hôi miệng.

Triệu chứng đau răng thường âm ỉ, dai dẳng và ngày càng nặng hơn tới mức có đau lan lên đầu, mệt mỏi, mất ngủ. Thời gian mọc răng có thể vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm.

Trong trường hợp không được điều trị, răng mọc lệch về phía răng hàm kế cận có thể khiến đau nhức, bào mòn các răng bên cạnh. Răng mọc đâm vào nướu răng gây đau, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ có thể bội nhiễm vi khuẩn.

Răng khôn hàm dưới mọc lệch, lợi chùm gây đau

Do sâu răng

Sâu răng rất dễ nhận biết qua hình ảnh các lỗ nhỏ hoặc các rãnh mòn trên răng. Tuy nhiên răng hàm nằm sâu bên trong nên việc quan sát khó khăn hơn, đặc biệt nếu lỗ sâu nằm bên cạnh hàm thay vì trên bề mặt răng.

Sâu răng có thể gây đau răng hàm trên hoặc đau răng hàm dưới tùy vị trí răng, tăng nhạy cảm với đồ ăn quá chua, ngọt, lạnh, nóng. Hiện tượng viêm nhiễm xảy ra khi lỗ sâu lớn làm lộ tủy răng, cặn thức ăn bám vào lỗ sâu không được vệ sinh gây nhiễm khuẩn dẫn đến sốt, hôi miệng, mệt mỏi.

Do viêm nướu răng

Vệ sinh răng miệng kém, mảng bám quanh răng lâu ngày không được xử lý tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, lên men tạo ra acid gây sâu răng và viêm sưng các mô nướu xung quanh.

Vùng nướu bị viêm thường sưng, mềm, chảy máu chân răng, cảm giác có vị tanh trong miệng. Với tình trạng nặng có thể có mủ, tụt nướu.


Viêm nướu răng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau răng hàm

Các biện pháp điều trị đau răng hàm

Với mỗi nguyên nhân gây đau răng sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Do vậy, việc xác định nguyên nhân gây đau răng là rất quan trọng.

1. Đến gặp nha sĩ

Nếu nguyên nhân dẫn đến đau răng hàm trên hoặc dưới là do răng khôn mọc lệch đâm vào hàm hay sâu răng, viêm nướu răng gây chảy máu và có mủ, thì tốt nhất là nên đến gặp nha sĩ để được điều trị.

Nếu răng khôn mọc lệch, gây đau đớn, có thể nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Nếu nguyên nhân là do sâu răng sẽ cần làm sạch và trám bề mặt răng bị sâu. Trong trường hợp do viêm nhiễm nướu răng, việc điều trị tập trung làm sạch, diệt khuẩn, sử dụng các thuốc giảm triệu chứng.


Đến gặp nha sĩ để được điều trị đau răng hàm

2. Các loại thuốc điều trị đau răng hàm

Nhóm kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh được chỉ định trong các trường hợp:

  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng khôn
  • Trị viêm nướu răng do nhiễm khuẩn như chảy mủ, hôi miệng

Loại kháng sinh thường được chỉ định là kháng sinh phổ rộng hoặc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn kỵ khí như metronidazole, kháng sinh nhóm betalactam.

Người bệnh có thể được sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc thuốc bôi để diệt khuẩn tại chỗ.

Nhóm thuốc chống viêm

Một số thuốc chống viêm như alphachymotrypsin hoặc nặng hơn là chống viêm corticoid cũng có thể được chỉ định trong thời gian ngắn sau nhổ răng khôn hoặc khi tình trạng viêm nhiễm nặng gây các triệu chứng khó chịu.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được dùng để giảm đau nhức sau nhổ răng tùy thuộc mức độ đau của người bệnh.

3. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng giảm đau răng hàm

Ngoài việc đến gặp nha sĩ, dùng thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật theo chỉ định, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng miệng để phòng ngừa tái phát các vấn đề gây đau răng hàm.

  • Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng mềm, tối thiểu 2 phút, chải kỹ các mặt răng
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch sau khi đánh răng
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng
  • Dùng dung dịch xịt răng miệng thảo dược để giảm đau nhức răng, giảm viêm lợi gây đau răng

Xịt răng miệng thảo dược – giúp giảm đau nhức răng hàm hiệu quả

Có một số loại thảo dược đã được dùng từ lâu đời để trị các bệnh răng miệng như Kim ngân hoa, Lá trầu không, Hoa đu đủ đực, Lá đào… Từ các thảo dược này, các chuyên gia nghiên cứu sản xuất của Dược phẩm Nhất Nhất đã bào chế thành công sản phẩm xịt răng miệng thảo dược.

Xịt răng miệng thảo dược là sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại vị trí đau nhức, do vậy có tác dụng tại chỗ và nhanh chóng.

Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
  • Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //