Lời giải cho thắc mắc “Đau đầu nên làm gì?”
Khi bị đau đầu, bạn đừng vội dùng thuốc giảm đau ngay bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy đau đầu nên làm gì nhanh khỏi? Áp dụng những phương pháp giảm đau dưới đây.
Giải đáp thắc mắc "Đau đầu nên làm gì cho nhanh khỏi?
1. Dùng thử miếng đắp lạnh
Nếu bạn bị đau nửa đầu, thử đặt một miếng dán lạnh lên trán. Có thể bọc các viên đá trong chiếc khăn tay hoặc giặt khăn trong nước lạnh để đắp lên trán. Đắp trong khoảng 15 phút rồi nghỉ ngơi.
2. Đắp khăn ấm hoặc túi chườm ấm
Chườm ấm có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng, đau đầu do xoang
Nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng hãy đặt miếng khăn nóng hoặc túi chườm ấm vào phần cổ hoặc phía sau đầu. Còn nếu như bạn bị đau đầu do xoang hãy đắp khăn ấm lên khu vực bị đau.
3. Giảm áp lực lên da dầu của bạn
Buộc tóc quá chặt có thể gây đau đầu. Cơn đau đầu do tác động lực từ bên ngoài cũng có thể do đội mũ, đeo băng đô hoặc đeo kính bơi quá chật. Trong trường hợp này, bạn nên nới lỏng dây buộc tóc, dùng mũ, băng đô, kính bơi vừa với đầu của mình.
4. Giảm ánh sáng chiếu vào mắt
Ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại có thể gây đau nửa đầu
Ánh sáng không ổn định, đèn nhấp nháy hoặc ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Hãy cố gắng che cửa sổ bằng rèm chắn vào ban ngày. Đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bạn cũng nên sử dụng thêm màn hình chống lóa vào máy tính và dùng các loại đèn huỳnh quang phổ ánh sáng ban ngày trong thiết bị chiếu sáng tại nhà và nơi làm việc.
5. Không nhai quá nhiều
Nhai kẹo cao su nhiều không chỉ làm ảnh hưởng tới hàm mà còn dễ gây đau đầu. Tương tự khi bạn cắn móng tay, môi, trong má hoặc cắn bút. Tránh các loại thức ăn giòn và dính, nên cắn những miếng nhỏ. Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên hỏi bác sĩ về loại dụng cụ bảo vệ răng để tránh các cơn đau đầu vào buổi sáng.
6. Dùng một chút caffeine
Uống trà, cà phê hoặc loại nước uống có chứa caffeine khi bị đau đầu có thể giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bị đau đầu bạn có thể lựa chọn các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Tuy nhiên, không nên lạm dụng caffeine cũng như thuốc giảm đau vì có thể gây ra tác dụng phụ.
7. Thực hiện các bài tập thư giãn cơ thể
Có thể tập yoga, thiền, tập giãn cơ khi cảm thấy đau đầu sẽ giúp giảm đau. Đối với người bị đau đầu thường xuyên kèm theo co thắt cơ ở cổ có thể tập vật lý trị liệu.
8. Massage vùng cổ và thái dương
Massage đầu, cổ giúp tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau đầu
Bạn có thể tự massage hoặc nhờ người khác massage đầu, cổ, vai gáy cho mình khi bị đau đầu. Xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau hiệu quả.
9. Giảm đau đầu bằng gừng
Nghiên cứu nhỏ gần đây cho thấy rằng ngoài các thuốc giảm đau thông thường, dùng gừng cũng giúp giảm đau nửa đầu. Có thể uống trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng cũng có hiệu quả.
10. Dùng thuốc giảm đau đầu trong chừng mực
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể sử dụng cho tất cả các loại đau đầu. Tuy nhiên, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tuân thủ những lưu ý sau:
- Nên chọn thuốc dạng lỏng thay vì dạng viên. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhanh hơn.
- Uống thuốc giảm đau ngay khi cảm thấy đau sẽ giúp bạn dùng liều lượng nhỏ hơn.
- Nếu có kèm đau bụng khi bị đau đầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu bị đau đầu thường xuyên, nên tránh uống thuốc giảm đau hàng ngày, tốt nhất là nên đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị đau đầu bằng thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2
Nguyên nhân chính gây đau đầu mạn tính được xác định là do thiếu máu não (chiếm tới 50% nguyên nhân). Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ cũng như người bệnh ít quan tâm tới nguyên nhân này. Thường trong trường hợp này gọi là đau đầu không rõ nguyên nhân và dùng thuốc giảm đau hàng ngày có hại cho gan, thận.
Để điều trị đau đầu do thiếu máu não, điều quan trọng là cần tăng cường máu lên não. Người bệnh có thể dùng thuốc Hoạt huyết Đông y thế hệ 2 giúp bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ trị thiểu năng tuần hoàn não. Khi khí huyết được lưu thông thì cơn đau đầu cũng nhanh chóng lùi xa.