Loét dạ dày triệu chứng cảnh báo cần điều trị ngay!

09-03-2024 07:25:57

Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không điều trị, tình trạng loét dạ dày sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy, viêm loét dạ dày triệu chứng nhận biết như thế nào?

Tìm hiểu loét dạ dày triệu chứng như thế nào

MỤC LỤC:
Loét dạ dày là gì?
Nguyên nhân gây loét dạ dày
Viêm loét dạ dày triệu chứng cảnh báo
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là gì?

Loét dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày là những vết loét gây đau ở niêm mạc dạ dày.

Loét dạ dày xảy ra khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi. Điều này khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, gây loét.

Nguyên nhân gây loét dạ dày

Loét dạ dày chủ yếu do một trong những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
  • Dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen kéo dài.

Loét dạ dày là những vết loét gây đau ở niêm mạc dạ dày

Viêm loét dạ dày triệu chứng cảnh báo

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào vết loét.

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát hoặc đau ở giữa bụng, giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đói (dạ dày trống rỗng) và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Các triệu chứng phổ biến khác của loét dạ dày gồm:

  • Đau âm ỉ ở bụng
  • Không muốn ăn vì đau
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ợ hơi, ợ nóng, cảm giác nóng rát ở ngực
  • Dễ bị đầy bụng
  • Cơn đau cải thiện sau khi ăn uống hoặc uống thuốc kháng axit
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi, khó thở
  • Có thể nôn ra máu, phân đen

Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Dùng thuốc Tây y

Hầu hết các vết loét có thể được điều trị bằng đơn thuốc của bác sĩ, nhưng trong một số ít trường hợp có thể cần phải phẫu thuật.

Nếu vết loét đang chảy máu, người bệnh cần phải nhập viện để điều trị tích cực bằng nội soi và thuốc điều trị loét đường tĩnh mạch.

Nếu vết loét dạ dày là do nhiễm H. pylori, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI ngăn chặn các tế bào dạ dày sản xuất axit.

Ngoài các phương pháp điều trị này, bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc ức chế thụ thể H2 (thuốc cũng ngăn chặn sản xuất axit), đồng thời cần ngừng sử dụng tất cả các thuốc NSAID.

Lưu ý các tác dụng phụ của các thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy

Những tác dụng phụ này thường là tạm thời. Nếu có triệu chứng nào rất khó chịu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để đổi thuốc khác.

Phẫu thuật

Trong trường hợp vết loét dạ dày vẫn tiếp tục chảy máu, không cải thiện sau khi đã được dùng thuốc, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ vết loét, hoặc lấy mô từ phần khác của ruột và vá lên chỗ loét, buộc chặt một động mạch đang chảy máu, cắt đứt nguồn cung cấp thần kinh đến dạ dày để giảm sản xuất axit dạ dày…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các thực phẩm bạn ăn sẽ không gây ra hoặc chữa khỏi loét dạ dày nhưng việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho sức khỏe tổng thể và không khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.

Nhìn chung, người bệnh dạ dày nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

  • Ăn nhiều rau củ, đặc biệt là bông cải xanh, súp xơ, rau bina, cải xoăn
  • Ăn nhiều loại quả như táo, dâu tây, việt quất
  • Tránh thức ăn cay và chua vì sẽ khiến vết loét thêm trầm trọng hơn
  • Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ niêm mạc dạ dày

Người bệnh loét dạ dày nên ăn uống lành mạnh, ưu tiên nhiều rau củ

Dùng thuốc dạ dày Đông y

Bệnh dạ dày thường hay tái phát do có liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, xu hướng hiện nay được nhiều người bệnh tin chọn đó là kết hợp thuốc Tây y và Đông y khi điều trị.

Đông y có bài thuốc dạ dày nổi tiếng với công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.

Bài thuốc là tổng hòa của các dược liệu quý như bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì… Nhờ công dụng 4 trong 1, bài thuốc được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày, điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon…

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén (ví dụ: Dạ Dày Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //