Làm sao để vết thương không để lại sẹo?

22-11-2023 14:53:36

Hầu như ai cũng từng lo sợ vết thương để lại sẹo sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bạn có biết làm sao để vết thương không để lại sẹo?

Tìm kiếm phương án làm sao để vết thương không để lại sẹo

Sẹo là gì?

Muốn biết làm sao để vết thương không để lại sẹo, trước hết cần hiểu về cách hình thành sẹo.
 
Sẹo xuất phát từ sự rách của lớp hạ bì, lớp da dưới cùng, nơi rất giàu collagen - các sợi liên kết giúp da đàn hồi. Sẹo có thể xảy ra khi có tổn thương ở lớp hạ bì, phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị thương và lượng máu lưu thông đến đó. Vết thương ở khuôn mặt và da đầu dễ lành nhất vì có nhiều máu tuần hoàn về đó, nhưng vết cắt ở bàn chân sẽ lành chậm hơn do máu lưu thông không tốt. 
 
Sau khi bị thương, các tế bào được gọi là nguyên bào sợi phản ứng với vết thương bằng cách tạo ra một mô sợi dày. Không giống như làn da bình thường có mạng lưới các sợi collagen, sẹo được tạo thành từ các sợi collagen được tổ chức theo một hướng khác. 
 
Cơ thể bị mất collagen khi già đi, điều này có nghĩa là người già dễ bị sẹo hơn. 
 
Sẹo có thể xảy ra khi có tổn thương ở lớp hạ bì

Các loại sẹo phổ biến

• Sẹo lõm (sẹo rỗ): Những vết sẹo lõm do mụn trứng cá hoặc thủy đậu xảy ra khi da không thể tái tạo đủ collagen để thay thế mô ban đầu.
• Sẹo phì đại: Những vết sẹo này dày, nổi lên và thường có màu đỏ, xuất hiện trong phạm vi vết thương ban đầu.
• Sẹo lồi: Sẹo lồi là sẹo dày, nổi lên và lan rộng ra ngoài vết thương ban đầu. Khi da tạo ra quá nhiều collagen để cố gắng tự sửa chữa vết thương sẽ hình thành sẹo lồi.
• Sẹo co rút: Loại sẹo này thường do vết bỏng gây ra. Sẹo co rút dẫn đến căng da và có thể hạn chế cử động của khớp.
 
Sẹo lồi, sẹo phì đại hình thành do mô sợi quá dày

Điều trị sẹo bằng cách nào?

Mài mòn da
 
Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ lớp da trên cùng trên vết sẹo. Sau khi điều trị, vết sẹo sẽ được cải thiện khoảng 50%. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp dành cho những người có làn da nhạy cảm hoặc rối loạn tự miễn dịch.
 
Liệu pháp áp lạnh
 
Liệu pháp áp lạnh thường được lựa chọn điều trị cho sẹo phì đại và sẹo lồi. Bác sĩ sẽ đóng băng vết sẹo bằng hơi nitơ.
 
Dùng hóa chất
 
Lột da bằng hóa chất là một lựa chọn cho việc điều trị sẹo mụn. Việc điều trị sẽ loại bỏ lớp ngoài của vết sẹo. Lớp da thay thế thường mịn màng hơn và trông tự nhiên hơn. Có thể mất tới 14 ngày để vết thương lành lại sau khi lột da bằng hóa chất.
 
Tiêm steroid vào sẹo
 
Tiêm steroid vào vết sẹo để cải thiện sẹo lồi và sẹo phì đại. Việc tiêm có thể được lặp đi lặp lại trong vài tháng.
 
Điều trị bằng laser
 
Điều trị bằng laser sử dụng chùm ánh sáng tập trung để loại bỏ lớp da ngoài cùng của vết sẹo. Nó không thể loại bỏ hoàn toàn vết sẹo nhưng sẽ cải thiện đáng kể. Thông thường phải mất khoảng 3 đến 10 ngày để vết thương lành lại sau khi điều trị bằng laser.
 
Điều trị bằng laser sử dụng chùm ánh sáng tập trung để loại bỏ sẹo

Làm sao để vết thương không để lại sẹo?

Quá trình tái tạo sẹo hoàn chỉnh mất một năm, trong thời gian đó vết sẹo có thể trải qua các giai đoạn xuất hiện khác nhau: đỏ hơn hoặc sẫm màu hơn, dày hơn hoặc có nhiều kết cấu hơn. Nhưng sau 1 năm, vết sẹo gần như sẽ không thay đổi. Và việc dùng thuốc hay kem bôi sẹo vào lúc này sẽ không có tác dụng gì. 
 
Do đó, để ngăn ngừa sẹo, cần chăm sóc ngay từ đầu.
 
Làm sạch vết thương
 
Ngay khi bạn bị thương, hãy làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
 
Giữ ẩm và che phủ
 
Giữ ẩm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Hãy bôi kem lành sẹo lên vết thương và băng lại để vết thương mau lành.
 
Tránh bôi thuốc mỡ
 
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 8% số người bị dị ứng với thuốc mỡ, khiến vùng da bị viêm thêm và tăng khả năng để lại sẹo.
 
Hạn chế chuyển động
 
Mỗi khi bạn di chuyển bộ phận cơ thể có vết thương, nó sẽ làm thay đổi sự hình thành của vết sẹo rộng hơn hoặc dày hơn. Do đó, hãy giảm vận động quá sức ở vùng bị thương. 
 
Không bóc vảy da
 
Bóc vảy da sẽ làm rách vết thương và khiến nó không thể lành lại. Gãi hoặc chạm vào vảy cũng có thể đưa vi khuẩn vào gây nhiễm trùng. Nếu vết thương bị đóng vảy, hãy để yên cho vảy tự bong.
 
Massage vùng da bị sẹo
 
Massage vùng da bị sẹo hoặc bôi kem lên vùng da bị sẹo rồi xoa nhẹ nhàng vài phút mỗi ngày sẽ giúp phá vỡ mô sẹo quá dày, giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. 
 
Bôi kem thảo dược 
 
Có một số loại thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội… có công dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành. 
 
Kết hợp các thảo dược này, các chuyên gia sản xuất đã tạo nên sản phẩm kem bôi thảo dược giúp làm dịu, nhanh lành vết thương, chóng lên da non, hỗ trợ tái tạo da, mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. 
 
Kem bôi thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

Kem Nhất Nhất

Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //