Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 hạn chế tái phát
Đại tràng là căn bệnh gây ra rất nhiều phiền toái và khó điều trị dứt điểm. Để điều trị bệnh đại tràng, nguyên tắc là cần kết hợp cả Tây y và thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2, đồng thời cần kiêng khem ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Bệnh đại tràng – dễ mắc khó chữa dứt điểm!
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương khu vực khu trú hoặc lan tỏa với nhiều mức độ khác nhau.
Viêm đại tràng rất dễ gây biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng đe dọa tính mạng. Bởi vậy, không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dài biến chứng thành ác tính, rất khó điều trị.
Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đại tràng
Nói viêm đại tràng là bệnh dễ mắc bởi có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, điển hình như:
- Nhiễm khuẩn đường ruột
- Táo bón kéo dài
- Mắc bệnh lý về đường ruột
- Tác dụng phụ của thuốc Tây
- Nhiễm độc
- Căng thẳng thường xuyên
- Dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột
Các triệu chứng viêm đại tràng dễ nhận biết
Viêm đại tràng cấp tính:
- Đau bụng: cơn đau quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng.
- Chướng bụng, sôi bụng: người bệnh đôi khi cảm thấy căng cứng bụng, tức bụng…
- Tiêu chảy: đi cầu nhiều lần trong ngày, thậm chí cả chục lần. Phân có nước, nát, có thể có máu. Đi xong có cảm giác không hết, vẫn muốn đi tiếp.
- Chán ăn: người bệnh thường không muốn ăn hoặc sợ ăn do sợ lại bị đi ngoài.
Viêm đại tràng mạn tính:
- Đau bụng kéo dài: đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu, đau quặn hoặc đau nhiều lần, âm ỉ.
- Đại tiện bất thường: đi ngoài nhiều lần, bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Thậm chí có những người bị táo bón xen kẽ tiêu chảy.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: do hệ tiêu hóa có vấn đề nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, gây thiếu chất. Ngoài ra, đi ngoài nhiều lần cũng dễ gây mất nước, nên mệt mỏi là điều dễ hiểu.
Điều trị bệnh đại tràng kết hợp Tây – Đông y
Điều trị bệnh đại tràng bằng thuốc Tây
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm
- Thuốc chống co thắt, điều hòa nhu động ruột
- Thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng
- Thuốc kháng nấm, kháng lao, chống ký sinh trùng
- Thuốc cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột
- Thuốc giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng
- Men tiêu hóa
- Bổ sung nước và chất điện giải để không bị mất nước, trụy tim mạch
Người bệnh đại tràng có thể phải cùng lúc sử dụng rất nhiều loại thuốc để điều trị, gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan. Hơn nữa, thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh thường được khuyến cáo là không nên dùng quá nhiều. Dùng thuốc kháng sinh còn gây loạn khuẩn đường ruột – một nguyên nhân gây bệnh đại tràng. Do vậy, bệnh sẽ lại tiếp tục tái phát nhiều lần, khiến bệnh nhân phải tăng thêm nhiều thuốc, vừa tốn tiền vừa mệt mỏi.
Nếu diễn tiến bệnh nặng, kéo dài, dùng thuốc mãi không khỏi, rất có thể bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên phẫu thuật. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
Điều trị bằng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2
Nếu Tây y điều trị bệnh của người thì Đông y lại điều trị người bệnh. Có nghĩa là ngoài việc điều trị triệu chứng bệnh, Đông y sẽ điều trị những căn nguyên gây ra các vấn đề đó. Nhờ vậy, bệnh sẽ ít hoặc không tái phát.
Thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 hạn chế bệnh tái phát
Thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 cân bằng âm dương, tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau tuy chậm nhưng lâu dài, ít lờn thuốc, nhiều trường hợp chữa dứt bệnh, ngăn bệnh tái phát.