Không ngờ cây hẹ vốn chỉ là rau gia vị có tác dụng quý giá với nam giới đến vậy
Rau hẹ thường dùng làm rau gia vị trong các món mỳ vằn thắn, sủi cảo hoặc cho vào trứng rán. Nhưng theo đông y, rau hẹ có nhiều tác dụng tốt với cánh mày râu.
Cây hẹ ngoài làm rau gia vị còn có tác dụng điều trị bệnh. Ảnh minh họa
Đông y gọi rau hẹ là cửu thái, cửu thái tử. Tên khoa học của cây này là Allium tuberosum Rottl. et Spreng.
Theo TTND Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên Chủ tịch Trung ương Hội đông y Việt Nam, hẹ khi dùng làm rau ăn có tác dụng tiêu thực, chữa chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Để làm thuốc, người ta thu hái cây hẹ về rửa sạch dùng sống hoặc phơi khô dùng
Lá hẹ có vị cay, chua chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương, cố tinh, giáng khí tỳ vị, trừ nhiệt lỵ, là vị thuốc điều trị chứng thượng phong hay hạ mã của nam giới (dùng lá hẹ sau khi đã cấp cứu ban đầu rất hiệu nghiệm).
Hạt hẹ - Đông y gọi cửu tử, phí tử - có vị cay ngọt, tính ấm, trị chứng di tinh, mộng tinh, chứng bạch đới, đau lưng, đau đầu gối do thận kém, tiểu tiện ra máu do huyết nhiệt.
Bài thuốc bổ thận tráng dương sau khi mắc chứng thượng phong hay hạ mã: bầu dục lợn 2 quả, lá hẹ tươi 100g băm nhỏ rán chín ăn vào buổi tối trước khi ăn cơm, uống với một ly rượu 20ml để bổ thận tráng dương.
Để trị di tinh, mộng tinh, thận kém, dùng hạt hẹ ngày 12-20g nhưng phải phối hợp với một số vị thuốc khác thì mới có tác dụng.
Ngoài ra, để trị chứng nhiệt lỵ, dùng lá hẹ tươi 20g, lá mơ tam thể 15g, trứng gà 1 quả. Tất cả cho vào quấy đều, cho một ít muối chưng lên, ăn ngày 2 lần, ăn liên tục 5 ngày rất có hiệu quả.
Công thức nước uống từ nghệ giảm đau dạ dày. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe