Khi bị tiêu chảy nên làm gì? 5 biện pháp giải quyết nhanh chóng
Rối loạn tiêu hóa sau Tết là tình trạng phổ biến, trong đó có triệu chứng tiêu chảy, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bạn có biết bị tiêu chảy nên làm gì để nhanh khỏi?
Tìm hiểu bị tiêu chảy nên làm gì?
- MỤC LỤC:
- Nguyên nhân tình trạng tiêu chảy tăng cao
- Nguy cơ khi bị tiêu chảy kéo dài
- Khi bị tiêu chảy nên làm gì để xử trí nhanh chóng?
Nguyên nhân tình trạng tiêu chảy tăng cao
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong và sau những ngày Tết thường tăng khá cao so với ngày bình thường.
Nguyên nhân gây tiêu chảy là do:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Trong và sau những ngày Tết, thói quen ăn uống thay đổi gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Bảo quản thực phẩm không tốt, ăn nhiều đồ ăn thừa không được chế biến đúng cách… có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Thời tiết chuyển mùa: Giao mùa xuân - hè dễ gây cảm lạnh, viêm đường hô hấp tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột xâm nhập. Đặc biệt, thời tiết nồm ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm.
Nguy cơ khi bị tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy gây mất nước, làm cơ thể mất các chất dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng. Ngoài các triệu chứng và biến chứng thông thường, tiêu chảy còn có thể dẫn đến những tác hại sau:
- Mất nước, mất điện giải nhanh hơn: Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, gia tăng nguy cơ mất nước khi bị tiêu chảy.
- Ảnh hưởng tinh thần: Tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu; nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
- Dễ biến chứng nặng hơn: Sức đề kháng giảm trong thời điểm giao mùa, virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột nguy hiểm cao hơn.
- Lây nhiễm chéo trong gia đình: Tiêu chảy do virus, vi khuẩn rất dễ lây lan khi các thành viên trong gia đình ăn uống, sinh hoạt chung.
- Vì vậy, cần phòng tránh và xử trí tích cực, kịp thời khi mắc tiêu chảy để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiêu chảy gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Khi bị tiêu chảy nên làm gì để xử trí nhanh chóng?
Nếu bị tiêu chảy bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây.
1. Bổ sung nước và điện giải
Mất nước là tình trạng thường gặp ở người bị tiêu chảy. Do vậy, bổ sung đủ nước là điều cần thiết để ngăn ngừa mất nước và mất điện giải.
Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống từ 2-4 lít nước mỗi ngày. Các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây pha loãng, súp, cháo loãng... đều rất tốt.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các dung dịch bù nước điện giải như Oresol, Dexolyte. Nhớ uống từ từ, không nên uống một lúc quá nhiều để tránh nôn trớ.
2. Dùng thuốc điều trị triệu chứng
Nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày hoặc có biểu hiện mất nước, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị triệu chứng và tìm nguyên nhân.
Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm:
- Thuốc kháng viêm, kháng khuẩn để diệt vi khuẩn gây tiêu chảy như Norfloxacin, Ciprofloxacin.
- Thuốc giảm tiết dịch vị như Loperamide giúp làm chậm hoạt động ruột, giảm số lần đi ngoài.
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc trên để điều trị.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị tiêu chảy phải làm sao, nên ăn uống thế nào? Khi hệ tiêu hóa đang có vấn đề, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống như sau:
Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đường bột vì chúng sẽ kích thích ruột hoạt động mạnh hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhạt bằng các loại thức ăn mềm như cháo, súp, bột yến mạch, khoai tây nghiền, bánh mì...
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây chín như chuối, kiwi, dưa leo... để cung cấp kali cho cơ thể. Các loại trái cây này cũng giàu pectin giúp điều hòa nhu động ruột.
Những món nên ăn khi đang bị tiêu chảy
4. Bổ sung kẽm khi bị tiêu chảy
Kẽm giúp phục hồi niêm mạc ruột tốt hơn. Có thể bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống (thịt đỏ, hải sản có vỏ, các loại hạt…) hoặc bổ sung qua các viên uống chứa kẽm.
5. Dùng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Người bị tiêu chảy thường được khuyên bổ sung men vi sinh vì những lý do sau:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột.
- Giảm triệu chứng tiêu chảy: Lợi khuẩn tiết ra các chất điều hòa nhu động ruột, giúp làm chậm quá trình co bóp ruột, giảm tần suất đi ngoài và phân lỏng.
- Tái tạo lớp niêm mạc đường ruột: Men vi sinh hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi nhanh chóng lớp niêm mạc bị tổn thương do tiêu chảy.
- Tăng cường hấp thu dinh dưỡng: Men vi sinh hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất từ thức ăn qua đường ruột, bù đắp lượng dinh dưỡng bị mất do tiêu chảy.
- Tăng cường miễn dịch: Một số chủng lợi khuẩn trong men vi sinh có khả năng điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Như vậy, bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng và phục hồi nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy.
Men vi sinh (ví dụ: Menbio) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo để sử dụng cho cả gia đình.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO Thành phần Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ. Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm. Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATT
|