Khắc phục nhanh đau nhức răng khôn với những biện pháp đơn giản

31-12-2024 16:41:28

Đau nhức răng khôn gây khó chịu vì cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày. Việc xử lý kịp thời giúp giảm bớt cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tìm cách xử lý nhanh tình trạng đau nhức răng khôn
MỤC LỤC:
Dấu hiệu đau nhức răng khôn
Nguyên nhân đau nhức răng khôn
Đau nhức răng khôn có cần phải nhổ không?
Cần làm gì khi bị đau nhức răng khôn?

Dấu hiệu đau nhức răng khôn

Dưới đây là các dấu hiệu khi răng khôn bắt đầu xuất hiện:
• Đau nhức: là triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Cơn đau thường xảy ra ở má, hàm, răng và có thể lan lên đầu, cổ. 
• Sưng tấy: vùng nướu quanh răng khôn có thể sưng nề, nóng, đỏ. Tình trạng sưng tấy này là kết quả của phản ứng viêm trong quá trình mọc răng khôn.
• Khó khăn khi nhai nuốt: cắn hoặc nhai thức ăn có thể gây khó chịu và đau nhức ở vị trí răng khôn.
• Tăng tiết nước bọt: khi răng khôn mọc thì phản ứng tự nhiên của cơ thể là tăng tiết nước bọt. Điều này có thể làm sạch khu vực xung quanh răng khôn và giảm đau.
• Mệt mỏi: do cơ thể tiêu tốn nhiều sức lực để đối phó với tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong quá trình mọc răng khôn.
 
Đau nhức răng khôn gây ra nhiều điều khó chịu

Nguyên nhân đau nhức răng khôn

Đau nhức răng khôn thường xảy ra khi chiếc răng này bắt đầu mọc hoặc có vấn đề liên quan đến sự phát triển của nó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
• Mọc răng khôn: Khi răng khôn bắt đầu mọc, chúng có thể gây áp lực lên các răng kế cận, dẫn đến đau và sưng tấy. Đôi khi, không có đủ không gian trong miệng để răng khôn mọc lên hoàn chỉnh, gây đau nhức.
• Viêm nướu quanh răng khôn: Nếu răng khôn mọc một phần hoặc mọc lệch, phần nướu che phủ trên răng có thể bị viêm và dễ bị nhiễm trùng, gây sưng tấy và đau.
• Sâu răng: Răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng trong hàm, đôi khi không thể vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến sâu răng. Sâu răng có thể gây đau nhức và khó chịu.
• Răng khôn mọc lệch: Khi răng khôn mọc lệch hoặc không thẳng, nó có thể chèn ép vào các răng khác, tạo ra cơn đau hoặc dẫn đến tình trạng viêm.
• Nhiễm trùng: Nếu có sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng mọc răng khôn, nó có thể gây ra nhiễm trùng và làm tăng cơn đau.

Đau nhức răng khôn có cần phải nhổ không?

Các trường hợp nên tiến hành nhổ răng khôn bao gồm:
- Răng khôn mọc lệch, nằm nghiêng, nằm ngang ảnh hưởng đến răng gần kề.
- Răng khôn mọc thuận nhưng không có răng đối diện ăn khớp sẽ khiến răng khôn trồi lên tạo bậc thang với răng gần kề, dẫn đến cản trở quá trình vệ sinh răng.
- Răng khôn mọc lên kèm theo u, nang.
- Răng gây cản trở quá trình chỉnh nha, phục hình răng.

Cần làm gì khi bị đau nhức răng khôn?

Để giảm đau và khó chịu khi mọc răng khôn, bạn có thể thử các cách giảm đau khi mọc răng khôn dưới đây:
 
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
 
Một số thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen (Paracetamol), Aspirin, Ibuprofen… có tác dụng giảm tình trạng đau nhức răng khôn. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng các thuốc trên khi chưa có sự tư vấn và chỉ đỉnh của các bác sĩ chuyên khoa.
 
Chườm đá lạnh giảm sưng răng khôn
 
Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng bằng cách làm co các mạch máu và giảm lưu thông máu tại khu vực chườm. Điều này giúp giảm viêm nhiễm và sưng tấy trong trường hợp răng khôn mới mọc.
Cách thực hiện như sau:
- Cho 2 - 3 viên đá nhỏ bọc trong khăn mềm.
- Chườm khăn chứa đá lạnh lên vùng má gần vị trí mọc răng khôn từ 2 - 5 phút.
- Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày, cơn đau nhức và sưng do đau răng khôn sẽ thuyên giảm.
 
Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng
 
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
 
Trong quá trình mọc răng khôn, chăm sóc răng miệng sạch sẽ là việc vô cùng quan trọng để tránh viêm nhiễm nướu và mô mềm xung quanh răng. Các bước vệ sinh khi mọc răng khôn như sau:
- Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối hoặc sau khi ăn. Trong quá trình đánh răng, hãy chú ý chải đủ 2 phút và chải nhẹ nhàng để tránh tổn thương răng khôn và nướu.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày bằng cách sử dụng nước muối.
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn.
 
Súc miệng nước muối ấm giảm đau răng khôn
 
Nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn mà còn có tác dụng làm giảm đau răng khôn một cách hiệu quả. Bạn nên súc miệng bằng nước muối khoảng 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch khoang miệng và giảm tình trạng đau nhức.
 
Xịt răng miệng từ thảo dược 
 
Có một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… 
Kết hợp các thảo dược này với Natri benzoat, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết tạo nên dung dịch dạng xịt tiện lợi. 
Chỉ cần xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Dung dịch xịt răng miệng từ thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị đau nhức răng khôn có thể tham khảo sử dụng. 
 

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Giúp giảm nhanh:
- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
- Đau rát, viêm loét miệng
Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. 
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cách dùng:
Lắc kĩ trước khi dùng.
Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.
Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //