Hướng dẫn cách xử trí nhanh khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm loét miệng họng sốt cao. Việc điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng, giúp bé thoải mái và dễ chịu hơn.
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Để biết cách xử trí khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao, trước hết cần nhận biết các dấu hiệu viêm miệng họng và xác định được nguyên nhân gây ra, mới tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng bé bị viêm loét miệng họng sốt cao
Trẻ bị viêm loét miệng họng và sốt có các biểu hiện như sau:
- Có một hoặc nhiều vết loét trong niêm mạc má, lưỡi, môi
- Vòm họng đỏ, có thể có loét
- Sốt cao
- Trẻ kêu đau miệng, đau họng
- Trẻ ăn uống ít, chảy nước miếng
- Trẻ ngủ không ngon giấc, có thể dậy quấy khóc
Nguyên nhân viêm loét miệng họng ở trẻ em
Trẻ bị viêm loét miệng họng dẫn đến sốt cao có nhiều nguyên nhân, điển hình là:
Do bệnh chân tay miệng
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh chân tay miệng là lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc miệng có vết bọng nước. Nếu vết bọng nước này vỡ ra sẽ gây loét và đau đớn. Chân tay miệng là bệnh lây nhiễm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Bé bị viêm loét miệng họng và chân tay do bệnh thủy đậu cần đưa đi khám
Do bệnh thủy đậu, herpes, sởi
Thủy đậu, herpes, sởi cũng gây viêm loét miệng và sốt. Khác với bệnh tay chân miệng, vết loét có thể xuất hiện toàn thân.
Tổn thương do nhiệt
Tổn thương do nhiệt có thể là do trẻ ăn thức ăn hoặc uống đồ uống quá nóng gây ra các nốt bỏng trong miệng. Những nốt bỏng này vỡ ra sẽ tạo thành vết loét. Nếu không được vệ sinh răng miệng sạch hàng ngày, vết loét bị nhiễm trùng sẽ khiến trẻ đau đớn và sốt.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây phản ứng phụ là nhiệt miệng, viêm loét miệng, sốt…
Do viêm họng, viêm amidan
Trẻ bị viêm loét vòm họng không kèm theo vết loét ở niêm mạc má hay môi, lưỡi thì có thể là do viêm họng, viêm amidan. Tình trạng viêm khiến vòm họng của trẻ sưng đỏ, hoặc có màng trắng (mủ), thân nhiệt tăng cao. Vòm họng đau gây khó ăn, khó nuốt, nên trẻ thường không muốn ăn hay uống gì.
Viêm loét miệng họng ở trẻ em có thể do viêm amidan
Một số nguyên nhân khác
Thiếu hụt dưỡng chất (như vitamin B12, vitamin C, sắt, axit folic…), căng thẳng, lo âu cũng là những nguyên nhân làm phát sinh vết loét miệng ở trẻ. Vết loét gây đau đớn có thể dẫn đến sốt nhẹ.
Những điều cần làm khi bé bị viêm loét miệng họng sốt cao
Đưa trẻ đi khám
Nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh thủy đậu, herpes, sởi hay chân tay miệng, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp và kịp thời.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ cơ thể. Cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc chỉ dẫn của thầy thuốc.
Có thể sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ để tạo cảm giác mát lạnh, giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn.
Chỉ uống thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng khi chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả với vi khuẩn. Nếu là bệnh do virus gây ra thì thuốc kháng sinh không có tác dụng. Do vậy, nếu tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng trong khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh, có thể dẫn đến kháng kháng sinh, làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, khó khăn trong việc điều trị bệnh sau này.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước (nước bù điện giải, nước lọc, sữa, nước trái cây…) để hạn chế bị mất nước do sốt.
Khuyến khích trẻ ăn đủ bữa
Viêm loét miệng họng gây đau khiến trẻ không muốn ăn và bỏ bữa. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nên dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, nấu loãng, hầm nhừ để trẻ dễ ăn và dễ nuốt hơn.
Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
Viêm loét miệng họng thường sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày, chỉ cần điều trị triệu chứng, giảm đau và cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể hồi phục.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Trẻ bị viêm loét miệng họng thường không muốn đánh răng hay súc miệng. Tuy nhiên, nếu không làm sạch khoang miệng, vết loét có nguy cơ nhiễm trùng, sẽ nặng hơn và lâu khỏi hơn.
Hàng ngày, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng nhiều lần trong ngày.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch mỗi ngày để giảm viêm loét miệng
Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược giúp giảm đau họng
Để giảm đau rát họng khi bị viêm loét miệng họng, có thể sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược. Dung dịch xịt họng với các thành phần thảo dược an toàn như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, hoàng bá, ngũ vị tử… sẽ giúp hỗ trợ giảm đau rát họng, hỗ trợ làm giảm ngứa họng, viêm họng, amidan, thanh quản.
Để thuận tiện trong việc sử dụng và có hiệu quả cao, cha mẹ nên sử dụng sản phẩm có vòi xịt dạng dài, đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, tác động trực tiếp đến niêm mạc họng. Tiêu biểu trong số đó là Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Có thể kết hợp sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược để hỗ trợ giảm đau họng, viêm họng cùng với các biện pháp chăm sóc khác, giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khi bị viêm loét miệng họng sốt cao.
Dung dịch Xịt Họng Nhất NhấtXạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ. Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |