Hướng dẫn cách chữa viêm xoang hàm tại nhà đơn giản
Viêm xoang hàm gây nghẹt mũi, ảnh hưởng đến toàn bộ vùng mặt với những cơn đau âm ỉ hoặc nhức nhối. Lưu ngay các cách chữa viêm xoang hàm tại nhà để xử lý nhanh chóng.
Viêm xoang hàm – loại viêm xoang phổ biến nhất
Hệ thống xoang gồm có: xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm và xoang trán. Xoang hàm là các hốc xoang nằm ở hai bên gò má và quanh mắt.
Bình thường, bên trong các hốc xoang rỗng, được bao phủ bởi một lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc bị virus, vi khuẩn, nấm hay các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập sẽ bị viêm nhiễm, kích ứng, dẫn đến sưng tấy, phù nề, chảy dịch nhầy.
Viêm xoang hàm là bệnh viêm xoang phổ biến nhất hiện nay, thường được chia thành 3 loại:
Viêm xoang hàm cấp tính
Các triệu chứng dễ nhận biết:
- Chảy nước mũi loãng, sau đó đặc dần và chuyển sang màu vàng, có mủ, có mùi hôi
- Nhức đầu, đau mặt, đau hốc mắt, đau lan hai bên thái dương
- Đau dữ dội hơn khi cúi đầu, gập người hoặc vận động mạnh
Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 6 tuần. Nếu không được điều trị, viêm xoang hàm cấp tính sẽ dễ chuyển thành mạn tính.
Viêm xoang hàm thường gây đau vùng mặt
Viêm xoang hàm mạn tính
Các triệu chứng dễ nhận biết:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc, có màu xanh, mùi hôi
- Đau nhức vùng thái dương
- Cơ thể mệt mỏi
Viêm xoang hàm mạn tính nếu không được điều trị, dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm xoang hàm do bệnh răng miệng
Dấu hiệu dễ nhận biết:
- Chảy dịch mủ từ mũi
- Miệng hôi
- Đau âm ỉ đến dữ dội vùng mặt, hai bên má
Bị viêm xoang hàm có nguy hiểm không?
Viêm xoang hàm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ở giai đoạn đầu, viêm xoang hàm chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ, không quá nguy hiểm. Tuy vậy, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, không triệt để, viêm xoang hàm có thể gây ra nhiều biến chứng:
Nhiễm trùng đường hô hấp
Vì tai mũi họng thông nhau, nên nhiễm trùng ở xoang mũi sẽ có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng đến tai, họng. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản…
Viêm nhiễm vùng mắt
Hốc xoang hàm nằm gần hốc mắt nên vi khuẩn cũng có thể lan rộng và gây viêm mô liên kết quanh hốc mắt, áp xe mí mắt, viêm tuyến lệ, viêm dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến thị lực.
Đau xương vùng mặt
Vì xoang có nhiệm vụ chính là chứa đựng và lưu thông dưỡng chất nuôi xương, làm giảm tỉ trọng của xương, do vậy, nếu xoang bị viêm nhiễm, có nhiều dịch mủ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông khí và dưỡng chất, dẫn đến đau nhức vùng mặt, lan đến xương trán, thái dương, đỉnh đầu.
Viêm màng não
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn từ xoang hàm có thể tấn công vào hộp sọ và gây viêm màng não, viêm não… Đây là biến chứng hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm xoang hàm
Trước khi tìm hiểu cách chữa viêm xoang hàm tại nhà, cần biết đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này, để điều trị cho đúng.
Viêm xoang hàm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình nhất là:
- Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
- Viêm mũi dị ứng kéo dài
- Bị bệnh lý răng miệng
- Do hậu quả từ quá trình phẫu thuật khoang miệng, nhổ răng…
- Thay đổi thời tiết, môi trường
- Bị lệch cấu trúc vách ngăn mũi
Viêm mũi dị ứng kéo dài là nguyên nhân gây viêm xoang hàm
Các cách chữa viêm xoang hàm tại nhà
Với các trường hợp viêm xoang cấp tính có thể áp dụng đồng thời một số biện pháp như dưới đây:
1. Xịt mũi, rửa mũi
Xịt rửa mũi là biện pháp sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để xịt vào lỗ mũi, nhằm đào thải dịch nhầy cùng bụi bẩn ra ngoài.
Nên dùng nước muối sinh lý có bán sẵn tại các nhà thuốc, để đảm bảo đúng tỷ lệ muối và nước (phù hợp và an toàn với cơ thể con người), và đảm bảo vệ sinh, tránh gây thêm viêm nhiễm cho mũi xoang.
Nếu xịt mũi, có thể dùng chai dung dịch vệ sinh mũi dạng phun sương rồi xịt nhẹ vào mỗi bên mũi 2-4 nhịp. Chờ vài phút để dịch nhầy trong mũi loãng ra, rồi dùng khăn giấy xì mũi (hỉ mũi) để dung dịch mang theo dịch nhầy và bụi bẩn ra khăn giấy.
Nếu rửa mũi thì nên mua bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Đổ nước muối sinh lý vào bộ dụng cụ, sau đó đổ nước muối vào một bên lỗ mũi, nước muối sẽ mang theo dịch nhầy chảy ra lỗ mũi bên kia.
Tránh rửa mũi bằng xilanh vì xilanh tạo ra áp lực mạnh, dễ gây đau tai, tổn thương niêm mạc mũi.
Có thể rửa mũi bằng bình rửa mũi chuyên dụng
2. Xông hơi
Hít ngửi hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, nhờ vậy sẽ giảm nghẹt mũi, khó thở. Để xông hơi, có thể chỉ cần đun sôi nước, đổ ra bát tô hoặc chậu nhỏ, cúi mặt gần bát nước để hít ngửi hơi nước ấm bốc lên.
Để tăng thêm hiệu quả, nên đun nước lá để xông (có thể dùng lá bưởi, lá hương nhu, hoặc mua gói lá xông thảo dược có bán sẵn) hoặc nhỏ tinh dầu tràm hay tinh dầu khuynh diệp vào nước nóng cũng có tác dụng tốt. Vì tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp có tính kháng khuẩn, kháng virus, làm giảm nghẹt mũi.
Ngoài ra, ngồi trong phòng tắm có nhiều hơi nước nóng ấm cũng là một giải pháp xông hơi hiệu quả.
3. Dùng cây hoa ngũ sắc
Dùng cây hoa ngũ sắc (hay còn gọi là hoa cứt lợn) là cách trị viêm xoang nổi tiếng trong dân gian.
Sử dụng phần cây tươi, ngâm rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy nước. Nhúng tăm bông vào nước cốt, đưa tăm bông vào lỗ mũi bị viêm, để khoảng 20 phút. Sau đó, xì nhẹ để dịch nhầy từ lỗ mũi chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, cây hoa ngũ sắc gây tăng xuất tiết. Khi dùng, có thể người bệnh sẽ thấy rát bỏng mũi, nước mũi chảy ra nhiều hơn.
4. Dùng rượu tỏi
Ngâm 100ml rượu trắng với 40g tỏi khô thái nhỏ, đến khi tỏi chuyển sang màu vàng (tầm 10 ngày) là được. Khi dùng, bôi một chút rượu tỏi vào hốc mũi và day day nhẹ để ngấm. Dung dịch gây xót, nhưng sẽ giúp đào thải dịch nhầy trong mũi.
5. Dùng rượu gấc
Thay vì dùng tỏi, có thể dùng hạt gấc nướng cháy đen vỏ ngoài, rồi giã nhỏ, ngâm trong rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đó, bôi dung dịch rượu gấc vào lỗ mũi, rồi xì nhẹ để đẩy dịch nhầy đặc ra ngoài.
Lưu ý, các biện pháp trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không tác động vào nguyên nhân nên chỉ có tác dụng tạm thời. Ngoài ra, việc áp dụng một số biện pháp tự nhiên như dùng cây hoa ngũ sắc, rượu tỏi hay rượu gấc không chỉ phức tạp, khó chuẩn bị và thực hiện mà còn có nguy cơ gây tác dụng phụ như xót mũi, bỏng niêm mạc mũi nếu không biết cách làm đúng. Do đó, những biện pháp dân gian này không được nhiều người đánh giá cao.
Hiện nay, xu hướng mới trong điều trị viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang hàm mãn tính, là dùng bài thuốc Đông y điều trị bệnh từ căn nguyên.
Chữa viêm xoang bằng rượu gấc dễ gây tác dụng phụ nếu không làm đúng cách
Cách trị viêm xoang mãn tính tại nhà bằng thuốc Đông y
Theo các thầy thuốc Đông y, nguyên nhân chính dẫn tới viêm xoang chính là do phế hư, vệ khí suy giảm. Khi vệ khí suy giảm, phong hàn xâm nhập vào kinh phế gây ra chứng nghẹt mũi, viêm mũi xoang, chảy dịch.
Đông y có bài thuốc thông mũi, tiêu viêm bí truyền có hiệu quả kỳ diệu trong việc điều trị viêm xoang cấp và mãn tính. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh. Không chỉ điều trị triệu chứng nghẹt mũi, sưng đau mũi xoang, bài thuốc còn dần dần tác động vào cơ địa, nhằm nâng cao vệ khí, ngăn ngừa phong hàn xâm nhập gây bệnh. Do vậy, kiên trì dùng bài thuốc một thời gian sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bị viêm xoang đang tìm hiểu cách chữa viêm xoang hàm tại nhà có thể tham khảo sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị, cũng như phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất NhấtTác dụng: Tiêu viêm, thông mũi Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |