Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?
Ho do dị ứng dễ bị nhầm lẫn với ho do cảm lạnh. Tìm hiểu sự khác biệt, nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị ho do dị ứng
Ho do dị ứng là gì?
Ho dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với một chất (chất gây dị ứng). Ho không phải do nhiễm trùng như khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra globulin miễn dịch E (IgE). Chất này tạo ra một phản ứng dây chuyền bắt đầu bằng việc các tế bào miễn dịch vỡ ra và giải phóng hóa chất histamine vào máu. Histamine là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng dị ứng.
Nó làm cho các mạch máu nhỏ giãn ra và rò rỉ chất lỏng vào các mô gần đó. Khi điều này xảy ra ở mũi và xoang, sẽ dẫn đến nghẹt mũi và sổ mũi.
Ho do dị ứng xảy ra khi chất nhầy chảy ra từ mũi xuống phía sau cổ họng (chảy nước mũi sau). Dịch tiết ra có thể khiến cổ họng ngứa và ho.
Ho do dị ứng có thể kéo dài
Triệu chứng ho do dị ứng
Ho do dị ứng thường có triệu chứng là cảm giác ngứa hoặc khó chịu ở phía sau cổ họng. Nó thường đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác, bao gồm:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi
Nói chung, ho do dị ứng là cơn ho không có đờm, hoặc có rất ít đờm trong do dịch chảy xuống từ mũi. Cơn ho có thể trở thành mãn tính, kéo dài trong vài tuần.
Phân biệt ho do dị ứng và ho do cảm lạnh
Ho do dị ứng |
Ho do cảm lạnh |
Ho khan (không có dịch nhầy hoặc chỉ có một ít dịch nhầy trong suốt) |
Ho có đờm |
Không sốt và thường không đau họng (có thể cảm thấy cổ họng khô hoặc tê) |
Sốt và đau họng
|
Kèm các triệu chứng giống cảm lạnh (hắt hơi, nghẹt mũi) nhưng cũng có các triệu chứng khác như ngứa, chảy nước mắt, phát ban trên da |
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi |
Do các tác nhân gây ra (bụi, vẩy da vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc…) |
Do virus |
Có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt thường xuất hiện theo mùa |
Thường khỏi sau vài ngày đến vài tuần |
Điều trị ho do dị ứng bằng cách nào?
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng, ngăn chặn cơ chế dẫn đến phản ứng dị ứng của cơ thể.
Dùng máy lọc không khí
Nên sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ để lọc bụi và các tác nhân gây dị ứng trong phòng.
Đóng cửa sổ
Nên đóng kín cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa. Vì ho do dị ứng thường xảy ra theo mùa hoặc một thời điểm nhất định trong năm, nên bạn hoàn toàn có thể xác định được lúc nào nên đóng kín cửa sổ để tránh bị dị ứng.
Phấn hoa, lông và vẩy da vật nuôi, nấm mốc… đều có thể gây dị ứng, sổ mũi và ho
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Bụi bẩn, phấn hoa và lông vật nuôi có thể bám lại ở rèm cửa, thảm, bọc ghế sofa. Để tránh ho do dị ứng, bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giặt rèm cửa, thảm và làm sạch ghế sofa theo định kỳ.
Thuốc xịt thông mũi
Thuốc xịt thông mũi có thể được sử dụng nếu bị nghẹt cứng mũi, gây khó thở. Lưu ý chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày. Sử dụng quá mức có thể gây khô mũi và các biến chứng sức khỏe khác.
Uống nhiều nước
Dị ứng cũng gây ngứa mũi và chảy nước mũi. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm tình trạng ngứa cổ họng và ho.
Dùng hành tây
Querctin là một hợp chất có trong hành tây giúp ngăn ngừa cơ thể sản xuất histamine gây dị ứng. Nó cũng có tác dụng kỳ diệu trong việc giảm viêm và thông đường hô hấp.
Bạn có thể cắt lát củ hành tây, cho vào nước ngâm khoảng 10-12 tiếng. Sau đó, cho thêm một chút nước ấm và mật ong vào nước hành tây để dễ uống hơn.
Xịt mũi bằng nước muối
Dùng chai xịt mũi có chứa muối và nước khoáng chứa các khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn giúp làm sạch mũi, rửa sạch bụi bẩn, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác. Đồng thời xịt mũi sẽ giúp đào thải dịch nhầy ra ngoài, hạn chế dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây ho.
Dùng xịt họng thảo dược
Để giảm nhanh ngứa họng, ho, có thể sử dụng sản phẩm dạng xịt chứa chiết xuất các thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào… Đây đều là những thảo dược có tác dụng tốt cho các tình trạng ho, viêm họng, đau họng.
Xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, có thể xịt nhiều từ 10-15 lần/ngày.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
|