Hiểm họa với trẻ nhỏ từ thiết kế những tòa nhà chung cư phổ biến hiện nay
Khi hàng loạt những vụ tai nạn thương tâm ở các tòa nhà chung cư liên tiếp xảy ra mà nạn nhân là những đứa trẻ là hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của thiết kế chung cư với trẻ nhỏ.
Những vụ tai nạn thương tâm liên tiếp xảy ra và đối tượng là trẻ nhỏ
Ngày 27/5, vụ việc thương tâm của một bé trai tử vong do rơi xuống từ tầng 17 của tòa nhà Skyline Nguyễn Khuyễn (Văn Quán, Hà Đông) như một hồi chuông cảnh tỉnh tới những bậc phụ huynh nhất là gia đình sống ở khu chung cư.
Vòa 15h35, khi bé đang ở nhà cùng với mẹ nhưng vì mẹ đang mải dọn nhà (do mới chuyển tới nhà mới) nên để bé tự chơi. Cậu bé tò mò nên đã trèo lên thành giường để ngó ra bên ngoài qua ô cửa sổ nhưng không may bị lộn cổ, rơi xuống.
Sau đó, tuy đã gọi cấp cứu nhưng vì cậu bé đã mất đi khả năng phản xạ nên không thể cứu được.
Những đứa trẻ có thể rơi xuống dù ở nhà với cha mẹ. Ảnh minh họa
Trước khi xảy ra sự việc này, cũng có một loạt những trường hợp các bé bị rơi từ trên từ trên các tầng tòa nhà chung cư.
Vào ngày 15/7/2016, một cháu bé rơi từ tầng 11 tòa nhà Rainbow Linh Đàm, Hà Nội xuống khu mái hiên tầng 1. Khi đó, bố mẹ bé đi làm và đứa bé 6 tuổi ở nhà với bà. Tuy nhiên, bà lại phải đi đón chị bé vào lúc 11h khi đứa bé đang ngủ.
Theo chia sẻ của người dân xung quanh thì cháu bé ra ngoài ban công, kê thùng xốp lên chơi và chẳng may trượt chân ngã xuống.
Hay sự việc vào ngày 14/6/2013 tại KĐT bán đảo Linh Đàm. Nạn nhân là bé gái 4 tuổi quê ở Bắc Giang được bà nội cho lên nhà người thân ở đây chơi. Thời điểm xảy ra vụ việc là lúc bà nội đi ra ngoài, sau khi trở về thì không thấy cháu đâu mới tá hỏa đi tìm thì phát hiện thi thể đứa bé tại ô văng tầng 2 của tòa nhà.
KĐT Linh Đàm trước đó cũng từng xảy ra sự việc tương tự khi bố mẹ đứa bé đang về quê viếng đám tang, cháu bé ở lại cùng cô giúp việc. Tranh thủ thời gian bé ngủ, cô giúp việc đi chợ mua đồ ăn nhưng khi về thì chỉ nhìn thấy thi thể cậu bé. Vụ việc thương tâm này xảy ra vào giữa năm 2007.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp đáng tiếc khác xảy ra tại tòa nhà chung cư mà nạn nhân là những đứa trẻ. Do sự bất cẩn của cha mẹ, mà trẻ con thì luôn tò mò, ham chơi lại thêm thiết kế của những khu nhà chung cư mới dẫn tới tình trạng này.
Hiểm họa rình rập trẻ từ thiết kế của tòa nhà chung cư hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều tòa nhà được thiết kế dù theo quy định của nhà nước song chưa thực sự an toàn với trẻ nhỏ. Đơn giản bởi bên trong gia chủ sẽ đặt đồ như bàn ghế, giường ngủ sát cửa sổ, và nếu ở đó không có lưới an toàn thì rất sễ xảy ra sự tiếc nuối. Hay đơn cử như ở lan can, chỉ với một chậu hoa, bé trèo lên chơi cũng có thể dễ dàng bị lôn cổ ngã xuống.
Theo TS. Phạm Sỹ Liên thì những công trình dành cho trẻ dưới 5 tuổi có thể sử dụng, lan can phải được cấu tạo làm sao để trẻ không thể trèo qua, không được phép có lỗ hồng đút lọt quả cầu với đường kính 100mm.
Thiết kế chung cư hiện tại liệu có an toàn với trẻ nhỏ? Ảnh: Dân trí
Với lan can hoặc lô gia nếu dùng kính thì phải được bảo vệ bởi những vật cố định, chắc chắn, không có khe hở có thể để quả cầu 75mm lọt qua, thiết kế phải khó trèo qua để phòng ngừa trường hợp có người bị rơi xuống. Cũng theo quy định nhà nước thì từ tầng 6 không được thiết kế ban công, chỉ được xây dựng lan can, lô gia nhưng không được hở chân và chiều cao phải nhỏ hơn 1,3m.
Tuy nhiên, những chung cư hiện tại được thiết kế không theo tiêu chuẩn quy định mà mỗi nơi một kiểu khác nhau. Có nơi thiết kế dạng cửa kéo có lõi sắt vỏ nhựa, có chung cư thì thiết kế theo dạng bản lề chữ T, mở bung khoảng 45 độ. Có nhiều chung cư dùng kính nhưng không có song chắn, mặc dù cửa kính cường lực nhưng chỉ chống lại thời tiết mưa bão chứ không an toàn với nhà có trẻ nhỏ.
Sau những vụ việc thương tâm này xảy ra, có nhiều gia đình có ý thức bảo vệ con trẻ bằng cách lắp đặt thêm những song chắn cửa sổ, gia cố lại ban công cho căn nhà để đảm bảo an toàn nhưng như thế khiến khu nhà mất mỹ quan.