Hấp cua bao nhiêu phút là chuẩn? Cách hấp cua vừa ngọt vừa thơm ngất ngây
Hấp cua bao nhiêu phút là chuẩn? Bạn muốn biết cách hấp cua vừa ngọt vừa thơm hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Cua hấp là món khoái khẩu của nhiều người bởi loại hải sản này vừa bổ dưỡng lại rất ngon miệng. Vậy hấp cua bao nhiêu phút là chuẩn? Hãy cùng khám phá nhé!
1. Cách chọn cua tươi ngon, chắc thịt
Xem càng: Bạn xem lớp da non (da lụa) ở cùi chỏ trên càng cua, lớp da này nếu thấy màu hồng đỏ hoặc hồng sậm, thẳng bóng là cua tươi mới bắt. Ngược lại màu nhạt, da nhăn nheo là cua để đã lâu.
Bóp yếm cua: Khi bạn bóp vào yếm cua thấy cứng tay là cua chắc, nhiều thịt. Phần yếm này mềm, phập phều là cua óp, ít thịt.
Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bạn bóp vào phần đầu đùi này nếu thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe, nhiều thịt.
Tổng quan bạn nhìn toàn bộ con cua thấy yếm chắc, bám chặt vào thân cua, các gai trên mình và thân cua còn sắc, chân và càng chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt là cua còn tươi, ngon, nhiều thịt.
Cua gạch: Cua gạch là cua cái có phần yếm hình vuông, lớn. Nhìn dưới đít cua thấy gạch đỏ đầy tràn là cua ngon, chắc, nhiều gạch.
Cua thịt: Cua thịt là cua đực có yếm nhỏ, hình tam giác.
2. Chuẩn bị nguyên liệu làm Cua hấp bia
Cua biển 2 kg
Sả 10 cây
Bia 330 ml
(1 lon)
Dụng cụ: Bếp, nồi hấp, chén, đĩa,...
Sơ chế nguyên liệu:
Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt thành khúc khoảng 5 cm
Cua bạn ngâm vào thau nước đá để cua ngất tạm thời và khi hấp cua không bị rụng chân. Khi cua đã cứng người lại, bạn tháo dây buộc, dùng bàn chải đánh răng cọ khắp mình cua, các kẽ chân,... cho thật sạch, sau đó rửa cua lại một lần nữa để loại bỏ hết bùn đất, cặn bẩn trên mình cua.
Sau khi làm sạch cua, bạn bóc phần yếm cua bỏ đi, lông ở bên trong yếm cua không ăn được và gây ảnh hưởng hương vị của cua sau chế biến.
3. Hấp cua bao nhiêu phút là chuẩn?
– Đầu tiên bạn xếp đều sả và gừng vào xửng hấp, sau đó cho cua lên trên. Tiếp theo, rắc đều gia vị lên mai cua gồm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường.
– Trong nồi hấp, bạn cho vào 1 lít nước lọc, sau đó đặt xửng hấp lên. Đậy nắp, bật bếp với lửa nhỏ, hấp cua trong khoảng 7 – 10 phút.
– Cua sau khi hết gây tê sẽ di chuyển, vì vậy bạn cần mở nắp ra và sắp xếp lại cua. Đậy nắp và tiếp tục hấp cho thêm 5 phút để cua chín là hoàn thành.
4. Làm muối chấm hấp cua
– Cho 1 muỗng canh tiêu hạt và 1 muỗng canh muối hạt vào cối và giã nhuyễn. Sau đó, bạn cho vào cối thêm 1/2 muỗng cà phê bột ngọt rồi trộn đều. Khi dùng, bạn vắt vào 1 quả tắc là có thể thưởng thức.
5. Những lưu ý khi làm món cua hấp
Khi hấp cua cần hấp chín kỹ trước khi ăn để tránh nặng bụng, thậm chí nguy hiểm hơm là ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải cua chưa chín.
Không nên ăn quá nhiều cua nói riêng và hải sản nói chung. Vì cua có tính hàn mạnh nếu ăn nhiều gây lạnh bụng, đau bụng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu chảy.
Sau khi chế biến cua, nếu ăn không hết phải bảo quản ở nơi sạch sẽ, khi nào ăn phải hấp lại.