Giải pháp từ thảo dược tự nhiên khi bị dị ứng nổi mề đay
Dị ứng nổi mề đay là các vết sưng, mảng hoặc vết hàn màu đỏ nhạt trên da có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu các giải pháp khắc phục giúp giảm sưng ngứa và mẩn đỏ khi bị nổi mề đay dị ứng.
Dị ứng nổi mề đay gây ngứa ngáy rất khó chịu
Có tới 20% người trong chúng ta đều từng gặp phải tình trạng dị ứng nổi mề đay một lần trong đời. Tình trạng này có thể cấp tính hoặc mãn tính. Nổi mề đay dị ứng cấp tính kéo dài ít hơn 6 tuần, do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích, có thể do đồ ăn hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Mề đay mãn tính là tình trạng kéo dài mà ngay cả bác sĩ cũng không biết chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Người bị mề đay mãn tính có thể nổi mề đay hàng ngày trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Nguyên nhân dẫn tới dị ứng nổi mề đay
Bạn có thể xuất hiện vùng phát ban nổi mề đay mẩn ngứa dị ứng do một số yếu tố kích thích như:
Chất gây dị ứng
Muỗi đốt cũng có thể gây ra dị ứng
Nổi mề đay có thể xuất hiện do bạn phản ứng với chất gây dị ứng. Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra một loại protein gọi là histamin. Sau đó, các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch bị rò rỉ chất lỏng. Chất lỏng đó sẽ tích tụ trong da đồng thời gây viêm và phát bạn. Khi chất lỏng tích tụ dưới da, các vết sưng nhỏ sẽ hình thành.
Phản ứng dị ứng này sẽ xảy ra nếu như bạn ăn uống hoặc chạm vào thứ gì mà bạn đang bị dị ứng. Đây được gọi là phản ứng nổi mề đay tiếp xúc.
Tình trạng nổi mề đay cấp tính có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do sử dụng thuốc như: một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID (như aspirin), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc trị cao huyết áp).
- Ăn các loại hạt, trứng, hải sản hoặc chất gây dị ứng trong các loại thực phẩm khác.
- Dị ứng cao su
- Dị ứng khi ăn hoa quả như: kiwi, chuối, hạt dẻ, xoài
- Do phản ứng với phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác.
- Do bị côn trùng đốt
Kích hoạt vật lý
Chà xát và gãi nhiều cũng có thể gây nổi mề đay đối với người da nhạy cảm
Một số yếu tố vật lý tuy không phải chất gây dị ứng nhưng cũng có thể dẫn tới nổi mề đay như sau:
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Gãi và chà xát da liên tục.
- Nhiệt độ quá khắc nghiệt hoặc do thay đổi nhiệt độ.
- Tăng thân nhiệt do đổ mồ hôi, tập thể dục, lo lắng hoặc tắm nước nóng.
- Cơ thể giải phóng quá nhiều adrenalin – một chất được tạo ra khi tập thể thao hoặc tiếp xúc với nhiệt, hoặc lúc gặp căng thẳng.
- Do đèn UV từ giường tắm nắng.
Do sức khỏe có vấn đề
Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra dị ứng nổi mề đay trên da như:
- Nhiễm virut, như bị cúm, cảm lạnh, sốt hoặc viêm gan B.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn.
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, như Giardia lamblia
- Suy giáp
- Một số bệnh tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh celiac, bệnh tiểu đường tuýp 1
Phát ban nổi mề đay mãn tính có thể bắt đầu tương tự như một phản ứng tự miễn dịch nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết chính xác.
Triệu chứng khi bị dị ứng nổi mề đay
Hình ảnh tổn thương do dị ứng nổi mề đay trên da
Các vết mề đay thường có các đặc điểm sau:
- Tổn thương ở da nổi lên có thể xuất hiện bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
- Các vết thường xuất hiện theo đợt.
- Kèm theo tình trạng ngứa.
- Vết mề đay có màu hồng, đỏ hoặc màu da.
- Khi ấn vào giữa vết phát ban thì màu có thể nhạt đi.
- Vết sưng thường kéo dài không quá 24h, nhưng vết mới có thể hình thành.
- Kích thước của nổi mề đay có thể chỉ nhở bằng đầu kim nhưng cũng có thể lan ra tới 5 – 7 cm.
Phan ban có thể xuất hiện dưới dạng:
- Đốm nhỏ
- Đốm
- Đường mỏng, nhô cao
Thời gian để vết dị ứng nổi mề đay xuất hiện sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Người bị nổi mề đay do tiếp xúc, da phản ứng với chất gây dị ứng chẳng hạn như cao su. Phản ứng nổi mẩn đỏ sẽ xảy ra trong 10 – 60 phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và kéo dài tới 24h.
Người bị dị ứng thực phẩm, vết phát ban sẽ xuất hiện trong vòng 1 giờ. Phản ứng với chất tạo màu phụ gia có thể xuất hiện sau 12 – 24 giờ kể từ khi tiếp xúc. Phản ứng dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc muộn hơn nhiều.
Thông thường, nổi mề đay chỉ kéo dài tỏng vài ngày nhưng những người bị nổi mề đay mãn tính thì có thể xuất hiện triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Giải pháp khắc phục khi bị nổi mề đay
Cách tiếp cận tốt nhất để điều trị tình trạng nổi mề đay dị ứng trên da là cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Quan trọng hơn là cần phân biệt mề đay cấp và mãn tính.
Nổi mề đay cấp tính
Có thể sử dụng thuốc kháng histamin khi bị dị ứng
Nếu các triệu chứng nhẹ và xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích thì có thể áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà thường có thể làm dịu ngứa cho tới khi phát ban biến mất.
Một số lựa chọn mà bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng histamine không an thần, chẳng hạn như cetirizine (Zyrtec) hoặc fexofenadine (Allegra).
- Sử dụng thuốc corticosteroid dạng kem bôi
- Dùng kem sát trùng để ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
- Dùng kem thảo dược để làm dịu vết thương, giảm ngứa.
Nổi mề đay mãn tính
Người gặp phải tình trạng nổi mề đay mãn tính có thể phải dùng thuốc kháng histamine thường xuyên cho tới khi các triệu chứng của họ thuyên giảm.
Omalizumab là một loại thuốc tiêm immunoglobulin E, một chất đóng vai trò trong các phản ứng dị ứng. Chất này có thể giúp giảm triệu chứng của tình trạng nổi mề đay dị ứng mãn tính.
Nổi mề đay mãn tính có thể gây ra khó chịu vô cùng, thậm chí dẫn tới trầm cảm. Căng thẳng cũng có thể trầm trọng thêm tình trạng nổi mề đay. Vì thế, với những trường hợp này cần tới khám bác sĩ để được kê loại thuốc sử dụng cho phù hợp.
Mẹo đơn giản giúp bạn giảm ngứa khi bị nổi mề đay dị ứng từ tự nhiên
Nên nghỉ ngơi ở phòng rộng và mát mẻ khi bị mẩn mề đay
Trong khi bạn chờ nốt mề đay mẩn ngứa biến mất thì có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Tránh sử dụng nước nóng mà nên thay thế bằng nước ấm nhẹ.
- Sử dụng loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ
- Đắp gạc mát hoặc khăn ướt lên vùng da bị dị ứng
- Làm việc và nghỉ ngơi ở phòng rộng rãi và mát mẻ
- Lựa chọn quần áo nhẹ và rộng rãi
- Bôi kem thảo dược thanh nhiệt giải độc
Việc sử dụng kem bôi chứa costicoid khi bị nổi mề đay trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vì thế, bạn có thể lựa chọn giải pháp mới từ tự nhiên chính là kem thảo dược. Do kết hợp từ các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giảm viêm như: lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, trà xanh, lô hội… kem thảo dược giúp thanh trùng, giảm mề đay, lở ngứa vô cùng hữu hiệu. Tiêu biểu như sản phẩm Kem Nhất Nhất – do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Kem Nhất Nhất• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau. • Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. • Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. • Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. • Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) |