Giải pháp chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính hiệu quả
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính gồm có đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện... Bệnh rất dễ tái phát với cấp độ tăng lên và gây nhiều biến chứng.
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính gồm có đau bụng, chướng hơi
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính gồm có đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn đại tiện (đại tiện nhiều lần, táo lỏng thất thường, phân có nhiều nhày có thể có máu)… gây nhiều bất tiện với người bệnh. Bệnh thường xuyên tái phát với cấp độ tăng lên và nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng.
Theo "Bách khoa thư bệnh học", GS. Nguyễn Xuân Huyên, có tới 1-5% người bệnh viêm đại tràng mạn tính bị chảy máu đại tràng, tỷ lệ này ở biến chứng giãn đại tràng cấp tính là 2-6% và thủng đại tràng là 2,8%. Nguy hiểm hơn, đối với những người có thâm niên bị viêm đại tràng mạn tính trên 10 năm sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn từ 20 – 25% so với người bình thường (bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan).
Viêm đại tràng mạn tính là gì?
1.Quan điểm Tây y về viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn là một bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh mạn tính, có từng đợt tiến triển. Tính chất vừa viêm vừa loạn dưỡng làm thay đổi hình thái niêm mạc đại tràng cùng với rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
Nguyên nhân bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ. Có thể có liên quan đến nhiễm vi khuẩn hoặc virus, đường ruột, yếu tố tinh thần bị kích thích, nhạy cảm thức ăn... Gần đây, khi xét nghiệm huyết thanh của một số bệnh nhân, nghiên cứu thấy có kháng thể kháng đại tràng nên có giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến phản ứng tự thân miễn dịch.
Hình ảnh đại tràng bị viêm
Viêm đại tràng mạn tính cần phân biệt với bệnh lý của đại tràng: đa políp, ung thư, viêm loét chảy máu không đặc hiệu. Ngoài ra, cần phải phân biệt với: rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng bị kích thích, viêm loét đại tràng chảy máu, các khối u ở đại tràng.
2.Quan điểm theo y học cổ truyền về viêm đại tràng mạn tính
Y học cổ truyền coi viêm đại tràng mạn tính thuộc về chứng phúc thống (đau bụng), tiết tả (đại tiện lỏng nát), tràng phong (đau dọc theo khung đại tràng), lỵ tật (đi ngoài ra nhầy, máu lẫn trong phân). Có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Ngoại tà lục dâm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt) gây tổn thương Tỳ Vị.
- Ẩm thực bất điều: Ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Ăn thức ăn béo nhiều mỡ khó tiêu, đồ ăn sống, uống thuốc kháng sinh lâu ngày gây rối loạn tiêu hóa, uống nhiều rượu bia…
- Yếu tố tinh thần: hay lo lắng, buồn phiền hoặc cáu giận kéo dài, công việc căng thẳng, stress…
- Tỳ vị tố hư: Cơ thể vốn bị suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày.
Nếu bệnh lâu ngày, tái phát nhiều lần, tỳ dương hư, ảnh hưởng đến thận dương hư, sẽ dẫn đến các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, tiêu chảy thường vào lúc sáng sớm, gọi là chứng Ngũ Canh Tiết Tả (tức từ 3 giờ đến 5 giờ sáng sẽ bị tiêu chảy).
Viêm đại tràng mạn tính thường gặp ở người cao tuổi
Giải pháp điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính
Cách trị bệnh viêm đại tràng mạn tính theo Tây y
Do chưa có nguyên nhân cụ thể nên việc điều trị bằng Tây y cần có sự thăm khám đầy đủ để được chẩn đoán sát nhất nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị triệu chứng. 1 số nhóm thuốc viêm đại tràng mạn tính thường sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng chống viêm tại chỗ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy và đau đầu.
- Corticosteroid: Corticosteroid có thể giúp giảm viêm khá tốt, nhưng lại có tác dụng phụ rất nhiều, bao gồm tăng cân, huyết áp cao, tiểu đường type 2, loãng xương và tăng tính nhạy cảm của nhiễm trùng.
- Ức chế hệ thống miễn dịch: Dùng khi nghi ngờ viêm đại tràng do miễn dịch. Các tác dụng phụ có thể bao gồm các phản ứng dị ứng, suy tủy xương, nhiễm trùng, viêm gan và tuyến tụy.
- Thuốc kháng sinh: sử dụng khi nguyên nhân gây viêm đại tràng là vi khuẩn, ký sinh trùng, lao… Những người có viêm loét đại tràng sốt có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát lây nhiễm.
- Nhóm thuốc chống đau, chống co thắt đại tràng: Tuỳ theo mức độ đau có thể dùng thuốc.
- Nhóm thuốc cầm tiêu chảy, giảm táo bón và các loại thuốc khác…
Phẫu thuật
Nếu chế độ ăn uống và lối sống thay đổi, điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác không làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường có thể loại bỏ viêm loét đại tràng. Các trường hợp polyp đại tràng, đa polyp đại tràng ảnh hưởng nhiều đến chức năng đại tràng thường có chỉ định phẫu thuật.
Bệnh đại tràng ác tính (ung thư đại tràng) phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.