Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp ở người cao tuổi
Viêm khớp là bệnh thường gặp khi tuổi tác tăng lên. Cùng tìm câu trả lời cho một số câu hỏi về bệnh như viêm khớp là gì? Người bệnh viêm khớp nên ăn gì và uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả?
Tìm hiểu “Bệnh viêm khớp là gì?”
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng sưng và đau của một hoặc nhiều khớp xương trong cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh viêm khớp là đau và cứng khớp, thường sẽ tăng nặng hơn khi tuổi tác tăng lên.
Có hai loại viêm khớp phổ biến nhất là: viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Cơ chế tác động của chúng sẽ khác nhau:
- Viêm xương khớp khiến cho các sụn (là mô cứng, trơn, bao bọc ở các đầu xương nơi chúng tạo thành các khớp) bị tổn thương.
- Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch tấn công các khớp, bắt đầu từ niêm mạc của khớp.
Tùy từng loại viêm khớp mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung nhất khi điều trị viêm khớp chính là giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Các triệu chứng của viêm khớp
Người bị viêm khớp thường thấy cứng khớp vào sáng sớm
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp xuất hiện sẽ khác nhau tùy vào loại. Chúng có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột. Thông thường viêm khớp là bệnh mãn tính nên các triệu chứng có thể xuất hiện, biến mất hoặc kéo dài tùy theo thời gian.
Tuy nhiên, bất kỳ ai gặp bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây đều nên đi khám:
- Đau: Cơn đau do viêm khớp có thể liên tục hoặc có thể xuất hiện rồi biến mất. Cơn đau do viêm khớp có thể chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận hoặc xuất hiện ở nhiều khớp trên cơ thể.
- Sưng: Trong các loại viêm khớp, da ở khớp bị viêm trở nên đỏ và sưng lên, có cảm giác ấm nóng khi ấn vào.
- Cứng khớp: Là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp. Nhiều người sẽ cảm thấy cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô trong thời gian dài. Với một số trường hợp khác thì người bệnh thấy cứng khớp sau khi vận động hoặc cơn đau kéo dài dai dẳng.
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp bắt nguồn từ phản ứng tự miễn của cơ thể
Với hai loại viêm khớp thường gặp là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp sẽ có nguyên nhân dẫn tới bệnh khác nhau:
Viêm xương khớp
Nguyên nhân gây viêm xương khớp là tình trạng hao mòn và tổn thương sụn khớp – lớp phủ cứng và trơn ở đầu xương nơi chúng tạo thành khớp. Sụn đệm các đầu xương và cho phép khớp chuyển động gần như không có ma sát. Khi sụn bị tổn thương khiến cho các đầu xương trực tiếp mài vào nhau, gây ra cơn đau và hạn chế cử động. Sự hao mòn này có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc có thể nhanh chóng do chấn thương khớp hoặc nhiễm trùng.
Thoái hóa khớp cũng gây ra những thay đổi trong xương và sự suy giảm của các mô liên kết gắn cơ với xương và giữ khớp với nhau. Nếu sụn trong khớp bị tổn thương nghiêm trọng, niêm mạc khớp có thể bị viêm và sưng lên.
Viêm khớp dạng thấp
Đây là loại bệnh viêm khớp mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp niêm mạc của bao khớp, một lớp màng cứng bao bọc tất cả các bộ phận khớp. Lớp niêm mạc này bị viêm và sưng to. Hệ quả có thể dẫn tới phá hủy sụn và xương trong khớp.
Người bệnh viêm khớp nên ăn gì?
Thực phẩm giàu omega-3 rất tốt cho người bệnh viêm khớp
Người bị bệnh viêm khớp nên lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với tập luyện nhẹ nhàng và bỏ thuốc lá, không uống rượu. Đây là cách giúp cho người bệnh duy trì được sức khỏe tổng thể và giảm triệu chứng bệnh.
Về chế độ ăn, người bệnh viêm khớp nên lựa chọn một số loại thực phẩm có cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe xương khớp và giúp giảm viêm.
Các loại thực phẩm có thể lựa chọn:
- Cá
- Các loại hạt
- Hoa quả và rau xanh
- Đậu
- Dầu ô liu
- Các loại ngũ cốc
Mặt khác, những người bệnh viêm khớp nên tránh hoặc hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường và chứa carbohydrate tinh chế. Đây là các loại thực phẩm có thể khiếp tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
Viêm khớp nên uống thuốc gì?
Người bị viêm khớp nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Loại thuốc sử dụng sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh viêm khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. Một số loại thuốc có thể tham khảo như ibuprofen và naproxen sodium. NSAID mạnh hơn có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. NSAID cũng có sẵn dưới dạng kem hoặc gel xoa lên khớp.
- Bôi gel khớp: Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin. Xoa các chế phẩm này lên da vùng đau nhức có thể cản trở việc truyền tín hiệu đau từ khớp.
- Steroid: Thuốc corticosteroid chẳng hạn như prednisone, giảm viêm, đau và làm chậm tổn thương khớp. Sử dụng corticosteroid có thể dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm vào các khớp bị đau. Tuy nhiên loại thuốc này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như làm loãng xương, tăng cân và nguy cơ mắc tiểu đường.
- Thuốc chống suy nhược điều chỉnh bệnh (DMARDs): Những loại thuốc này có thể làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và giúp cứu các mô và khớp khác khỏi tổn thương vĩnh viễn.
Sử dụng thuốc Đông y trị viêm khớp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả
Sử dụng thuốc Đông y trị viêm khớp đã được người xưa áp dụng từ lâu. Các bài thuốc xương khớp Đông y từ thảo dược tự nhiên kết hợp giúp trị các chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp làm giảm đau và phòng ngừa bệnh tái phát.
Sử dụng thuốc Tây y nên kết hợp với thuốc Đông y trong điều trị viêm khớp. Bởi Tây y tuy có tác dụng nhanh nhưng khi sử dụng lâu dài lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì thế, chỉ nên sử dụng thuốc Tây trong các đợt cấp của bệnh để giúp thuyên giảm triệu chứng. Sau đó, người bệnh nên dùng duy trì thuốc Đông y để giảm đau và phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện bài thuốc xương khớp Đông y đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như sản phẩm Xương Khớp Nhất Nhất.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤTSản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |