Gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Theo các chuyên gia, hiện nay chưa phát hiện ra nguyên nhân mới gây ra đột quỵ. Tuy nhiên, đột nguỵ ở người trẻ đang gia tăng liên quan tới lối sống.
Trước đây, khi nhắc tới đột quỵ người ta thường nghĩ ngay đến bệnh lý ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, số người trẻ dưới 40 tuổi gặp đột quỵ chiếm tới 10-15%. Gánh nặng của đột quỵ không phải là tử vong mà là tàn phế.
Theo số liệu của WHO tại phương Tây tỷ lệ đột quỵ giảm 40% mỗi năm. Trong khi đó, ở các nước có kinh tế eo hẹp như: Đông Nam Á đột quỵ mắc cao hơn đáng kể từng năm.
Nguyên nhân gia tăng đột quỵ ở người trẻ là do lối sống như hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất gây nghiện... nhiều hơn. Bên cạnh đó, cuộc sống bận rộn, công việc quá tải, stress.
Thời điểm dễ gây đột quỵ ở giới trẻ
Ảnh minh họa
Trên Trí thức trẻ, BS. Nguyễn Văn Phương nhận định rằng có 2 lý do có thể giải thích vì sao đột quỵ lại thường xảy ra vào sáng sớm:
- Thứ nhất, là do thay đổi hormon và huyết áp của người bệnh
Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ chuyển từ tư thế nằm sang tư thế vận động, từ đó làm thay đổi nồng độ các hormon. Các hormon này gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng trương lực của động mạch. Từ đó, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, làm cho các mảng xơ vữa này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu não cấp.
- Thứ hai, là do lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy
Nitric oxit (NO) có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời chính là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường…
Vào ban đêm, quá trình tiêu thụ NO của cơ thể là lớn nhất vì vậy khi sáng sớm thức dậy cơ thể con người thường thiếu NO, dẫn đến việc đột quỵ thường xảy ra vào buổi sáng.
Phương pháp phòng tránh đột quỵ buổi sáng
Để giảm nguy cơ đột quỵ buổi sáng, sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần và tỉnh táo hẳn trước khi ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác khởi động, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn.
Ảnh minh họa
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, vừa kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.
Nên tăng cường các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Những thực phẩm thông thường hàng ngày như trái cây tươi, rau cải xanh, bắp cải, cà chua, vừng (mè), nấm đông cô, cá biển béo, dầu oliu… thực ra là những vị thuốc rất tốt cho tim mạch.