Giá cà phê hôm nay ngày 16/6: Trong nước và thế giới giảm mạnh
Giá cà phê hôm nay ngày 16/6, ở thị trường trong nước giá cà phê giảm thêm 300 đồng/kg, hiện giao dịch quanh mức 31.000 đồng/kg, trong khi đó giá cà phê thế giới giảm mạnh.
Giá cà phê trong nước hôm nay 16/6:
Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 16/6, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam giảm thêm 300 đồng/kg, hiện đang được giao dịch quanh mức 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên hiện đang được giao dịch trong khoảng giá từ 30.500 – 31.100 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng (Bảo Lộc) giảm 300 đồng/kg, hiện đang được giao dịch ở mức 30.600 đồng/kg; giá cà phê tại Di Linh và Lâm Hà thấp hơn mức giá 30.500 đồng/kg; đây là địa phương có giá cà phê thấp nhất khu vực Tây Nguyên.
Tại Đắk Lắk (bao gồm Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ, Ea H'leo) có cùng mức giảm giá cà phê hôm nay hiện được giao dịch 31.100 đồng/kg. Tính đến thời điểm hiện tại đây được ghi nhận là địa phương có giá cà phê tốt nhất khu vực Tây Nguyên trong phiên sáng nay.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku, và Ia Grai) cũng giảm 300 đồng/kg, ở mức 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông (Đắk R'lấp, Gia Nghĩa) trong phiên sáng nay có cùng mức giá 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) hôm nay được giao dịch quanh mức giá 30.900 đồng/kg.
Giao tại cảng TP Hồ Chí Minh, giá cà phê R1 trong phiên sáng nay giảm 300 đồng/kg, ở mức 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 16/6:
Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/6, giá cà phê thế giới giảm mạnh sau phiên đi ngang ngày hôm qua.
Cụ thể, giá cà phê robusta trên sàn London giao tháng 7/2020 giảm 15 USD/ tấn (mức giảm 1,27%), hiện giao dịch ở mức 1.166 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 trên sàn New York giảm 1,3 cent/lb (mức giảm 1,37%) hiện giao dịch ở mức 93,9 cent/lb.
Giá cà phê kỳ hạn vẫn còn nguyên sức ép bán hàng vụ mới của Brasil hiện đang vào thu hoạch rộ với khả năng “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một” của nhà sản xuất cà phê số 1 thế giới.
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới bày tỏ sự lo ngại nếu dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại thì sự tác hại lên nền kinh tế toàn cầu lần này không thể lường hết được.