Giá cà phê hôm nay ngày 13/5: Trong nước và thế giới quay đầu giảm mạnh

13-05-2020 07:32:33

Giá cà phê hôm nay ngày 13/5, ở thị trường trong nước giá cà phê quay đầu giảm mạnh theo đà giảm của giá cà phê thế giới, mức giảm cao nhất là 400 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/5:

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 13/5, giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam trong phiên giao dịch sáng nay sụt giảm mạnh, mức giảm cao nhất là 400 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng từ 30.200 -  31.800 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng (Bảo Lộc) đang mức 30.300 đồng/kg; giá cà phê tại Di Linh và Lâm Hà thấp hơn mức giá 30.200 đồng/kg; đây hiện là địa phương có giá cà phê thấp nhất khu vực Tây Nguyên.

Tại Đắk Lắk (bao gồm Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ, Ea H'leo­) được ghi nhận là địa phương có giá cà phê tốt nhất khu vực Tây Nguyên; giá cà phê hôm nay giao dịch ở mức 30.500 – 30.600 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku, và Ia Grai) hiện ở mức 30.500 – 30.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông (Đắk R'lấp, Gia Nghĩa) có cùng mức giá 30.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) được giao dịch quanh mức giá 30.400 đồng/kg.

Giao tại cảng TP Hồ Chí Minh, giá cà phê R1 trong phiên sáng nay giảm 400 đồng/kg, xuống mức 31.800 đồng/kg.

Mặc dù giá cà phê giảm nhưng vẫn duy trì ở ngưỡng trên 30.000 đồng/kg. Người dân trồng cà phê mong muốn giá cà phê có thể khởi sắc hơn nữa trong những phiên giao dịch sắp tới để giảm bớt gánh nặng và bù chi phí do tiền thuê nhân công và phân bón ngày càng cao.

Giá cà phê thế giới hôm nay 13/5:

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay thứ 4 ngày 13/5, giá cà phê thế giới quay đầu giảm nhẹ.

Cụ thể, giá cà phê robusta trên sàn London giao tháng 7/2020 giảm 18 USD/ounce (mức giảm 3,07%), hiện giao dịch ở mức 1.180 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn New York tháng 5/2020 giảm 3,4 cent/lb (mức giảm 3,07%), hiện ở mức 107,35 cent/lb.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh do tác động tiêu cực của tỷ giá đồng Reais lên sàn cà phê Arabica, trong khi các nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì mức giá chênh lệch cộng và nhà nông cũng không vội đẩy mạnh việc bán cà phê ra ở vùng giá thấp như nhà sản xuất khổng lồ ở Nam Mỹ.

Thông tin từ các địa phương cho thấy một số vùng trồng cà phê Robusta ở khu vực Tây nguyên bắt đầu thiếu hụt nước tưới ở mức trầm trọng.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //