Giá cà phê hôm nay 6/1: Dao động quanh mức 32.000 đồng/kg
Giá các phê đầu năm mới vẫn “ngụp lặn” quanh mức 32.000 đồng/kg. Nhìn chung giá cà phê trong tuần đầu tiên năm mới 2020 chưa có nhiều bứt phá.
Giá cà phê trong nước
Tại thị trường trong nước, tại Tây Nguyên đang giá cà phê dao động trong khoảng 31.800 – 32.500 đồng/kg. Giá cà phê nguyên liệu giữ nguyên mức giảm 200 đồng/kg của phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 31.800 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà ở mức 31.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động quanh mức 32.100 – 32.500 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê Gia Lai hôm nay ở mức 32.200 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà, Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 32.200 đồng/kg.
Nguồn: giacaphe.com
Giá cà phê robusta giao trong tháng 3/2020 giảm 0,6% xuống 1.371 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2020 giảm 0,2% xuống 127 UScent/pound.
Trong tháng 12, giá cà phê thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO tăng lên xấp xỉ 2.559,35 USD/tấn từ 2.491,88 USD/tấn vào đầu tháng. Tuy vậy, các chỉ số giá hợp phần biến động trái chiều.
Chỉ số giá cà phê Brazil Naturals (Arabica) tăng từ 2.604,76 USD/tấn lên 2.820,81 USD/tấn. Chỉ số giá cà phê Robustas giảm từ 1.632,30 USD/tấn còn 1.597,25 USD/tấn.
Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO tháng này nhiều khả năng cao hơn so với bình quân của tháng trước (11). Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO tháng 11 bình quân 2.364,02 USD/tấn. Giá cà phê hợp đồng tương lai Robusta (giao tháng 1/2020)
tháng này giảm 89 USD/tấn xuống còn 1.296 USD/tấn so với tháng trước.
Giá cà phê thế giới
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 3/1/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm nhẹ.
Giá cà phê robusta tại London giao tháng 3/2020 giảm 8 USD/tấn (mức giảm 0,58%) ở mức 1.372 USD/tấn.
Giá cà phê thế giới đang giảm nhẹ.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2020 giảm 0,75 USD ở mức 128,65 cent/lb.
Theo Bloomberg, trong tháng 11, khối lượng cà phê hòa tan xuất khẩu của Brazil sang Đông Nam Á cao hơn 4,4% so với cùng kì năm 2018.
Vụ mùa cà phê robusta tại Brazil bội thu cùng với đồng real mất giá đã tạo lợi thế về chi phí xuất khẩu trong năm 2019.
Cụ thể, đầu năm ngoái, chi phí nguyên liệu thô sản xuất cà phê hòa tan của Brazil thấp hơn 5% so với Việt Nam. Sau đó, mức chênh lệch này được nâng lên khoảng 15%.
“Brazil sẽ không ngừng hạ giá thành sản xuất. Đồng thời, nhu cầu cà phê hòa tan tại thị trường Đông Nam Á cũng đang tăng”, ông Guimaraes, giám đốc thương mại tại công ty sản xuất cà phê hòa tan Cia Cacique de Cafe Soluve nhận định.
Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, đang phải chứng kiến kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm khoảng 3% trong năm 2019.
Trong khi đó, Brazil, quốc gia được ví là “ông vua” cà phê arabica, đang được đánh giá nhiều khả năng sẽ vượt Việt Nam về cả mặt hàng cà phê robusta, chuyên gia phân tích Carlos Mera nhận định.
Cà phê robusta là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan do chi phí rẻ hơn so với dùng cà phê arabica.
Các nhà sản xuất của Brazil đang nhanh chóng áp dụng công nghệ mới giúp thúc đẩy sản xuất, ông Carlos Mera cho biết.