Giá cà phê hôm nay 29/6: Tăng phục hồi 400 đồng/kg

29-06-2019 08:57:48

Giá cà phê nguyên liệu hôm nay tăng 400 đồng, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 – 34.200 đồng/kg.

Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê nguyên liệu tăng 400 đồng, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.900 – 34.200 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.900 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 33.000 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 34.000 – 34.200 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 33.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 34.100 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 33.900 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 21 USD/tấn (mức tăng 1,47%) đứng ở mức 1.451 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 2,75 USD/tấn (mức tăng 2,58%), đứng ở mức 109,45 cent/lb.


Giá cà phê hôm nay tăng trở lại.

Theo tờ The Washington Post, Cà phê ở Guatemala là một trong những nguồn cung cấp của thị trường cà phê thế giới. Trong 2 năm qua, giá cả sụt giảm do sự gia tăng sản xuất cà phê giá rẻ ở Brazil, Arab Saudi, sức mạnh của đồng USD và sự gia tăng sản lượng tại Việt Nam, Honduras và Colombia. Điều này đã "ăn mòn" giá trị của hạt cà phê ngay cả khi giá của cà phê latte và americano tại các cửa hàng ở Mỹ đều tăng lên.

Trong khi đó, chi phí sản xuất của 120.000 hộ nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ ở Guatemala cũng tăng lên khi họ buộc phải mua hóa chất để chống lại sự phát triển của bệnh rỉ sắt trên cây cà phê, một loại nấm bệnh gây ra bởi biến đổi khí hậu. Những yếu tố trên đã cùng nhau làm dấy lên sự cạnh tranh giữa nhà điều hành các công ty sản xuất cà phê.

"Nguyên nhân chính của cuộc di cư mà Mỹ đang thấy ở biên giới phía nam nước này là giá cà phê giảm. Tất cả chúng tôi thực sự lo lắng bởi việc sản xuất cà phê đã trở thành một sinh kế bền vững cho phần lớn người dân ở Mesocerica", ông Ric Rhinehart, cựu giám đốc điều hành của Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Mỹ, cho biết.

Người trồng cà phê Guatemala như ông Rodrigo Carrillo chỉ sản xuất một số loại cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới. Nhờ lợi thế về địa lý, khu vực trồng cà phê của ông là một trong những vùng trồng cà phê ngon nhất thế giới. Độ cao, thổ nhưỡng và lượng mưa rất hoàn hảo cho sản xuất. Do vậy, cà phê ở vùng này là nguồn cung cấp cho các công ty như Starbucks và các nhãn hiệu cà phê đặc sản khác. Giá cà phê sụt giảm đã gây khó khăn cho ông Carrillo và những người trồng cà phê khác.

Giá cà phê được chứng nhận thương mại công bằng có giá tối thiểu 1,6 USD/pound kể từ năm 2011. Tuy nhiên, số tiền đó được trả cho các công ty xuất khẩu, không phải cho nông dân. Nhiều nông dân ở Guatemala chỉ nhận được khoảng 1,2 USD/pound trong năm 2019, ít hơn nhiều so với chi phí sản xuất.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN //