Giá cà phê hôm nay 1/10: Đầu tháng giá cà phê không đổi
Đầu giờ sáng nay, giá cà phê nguyên liệu không đổi trong ngày đầu của tháng, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.200 – 33.600 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước
Tại thị trường trong nước, đầu giờ sáng nay, giá cà phê nguyên liệu không đổi trong ngày đầu của tháng, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.200 – 33.600 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.400 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 32.800 – 33.600 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 33.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 33.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 33.300 đồng/kg.
Nguồn: giacaphe.com
Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc nhưng giá lại ở mức thấp nhất trong 10 nước xuất khẩu cà phê sang thị trường này.
Theo bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản của Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đang ở mức thấp nhất tại thị trường này. Tréo ngoe khi nước ta lại là nguồn cung cà phê lớn nhất trong các nước xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc .
Cụ thể, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc, trong 4 tháng đầu năm đã đạt gần 11.000 tấn. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt mức rất thấp 1,8 USD/kg, Brazil là nước đứng thứ 2 về sản lượng với gần 10.600 tấn trị giá bình quân đạt 2,6 USD/kg; Colombia đứng thứ 3 với trên 9.000 tấn, bình quân đạt 3,2 USD/kg.
Trong khi đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2019 đạt mức 3,9 USD/kg (giảm 0,2% so với 4 tháng đầu năm 2018). Như vậy, giá xuất khẩu cà phê nước ta chưa bằng một nửa giá bình quân của Hàn Quốc.
Không những thế, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm 5,3% về lượng và giảm 16,3% về trị giá so vơi cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Hàn Quốc cũng giảm từ 21,8% trong 4 tháng đầu năm 2018 xuống còn 20,3% trong 4 tháng đầu năm 2019.
Đáng chú ý, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 4 về lượng, sau các thị trường Việt Nam, Brazil, Colombia với tốc độ nhập khẩu tăng 23,7% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2018. Mỹ là nguồn cung cà phê lớn nhất tính theo trị giá bình quân tại Hàn Quốc đạt 11 USD/kg, con số này đã giảm nhẹ 1,0% so với cùng kì năm ngoái.
Nguyên nhân chính là do Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu cà phê đã qua chế biến từ Hoa Kỳ với mức giá cao, trong khi nhập khẩu chủ yếu cà phê dạng thô từ các thị trường Việt Nam, Brazil. Trong 4 tháng đầu năm, Mỹ xuất khẩu vào thị trường này 2.976 tấn, trị giá 32,84 triệu USD.
Giá cà phê thế giới
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang tăng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 7 USD/tấn (mức tăng 0,53%) đứng ở mức 1.321 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 0,04 USD/tấn đứng ở mức 100,9 cent/lb.
Giá cà phê thế giới đang tăng.
Giá cà phê toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại nhờ nhiều yếu tố tích cực. Chính phủ Brazil giảm dự báo sản lượng cà phê niên vụ năm nay xuống 49 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm từ 50,9 triệu bao dự báo hồi tháng 5/2019, do ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết không thuận lợi.
Theo cơ quan phụ trách thống kê nông nghiệp Brazil (Conad) cho biết, sản lượng cà phê Arabica đạt 34,47 triệu bao so với gần 37 triệu bao ước tính hồi tháng 5/2019.
Sản lượng cà phê Robusta, loại được các nhà sản xuất cà phê hòa tan sử dụng rộng rãi, tăng lên 14,52 triệu bao từ 13,93 triệu bao đã được dự báo hồi tháng 5/2019.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng theo yếu tố chu kỳ. Thời điểm cuối năm, nhu cầu sản xuất tăng nên sức mua của các nhà kinh doanh và rang xay cà phê quốc tế tăng. Người trồng cà phê của Brazil hạn chế bán ra do đồng real giảm.
Quyết định giảm lãi suất 0,1% xuống mức thấp kỷ lục -0,5% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và việc áp dụng mức thuế quan mới chậm lại 15 ngày của Mỹ khi Trung Quốc thông báo sẽ tăng mua nông sản, đã góp phần làm dịu bớt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Các cuộc họp và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chính sách Tiền tệ Brazil (Cupom), các ngân hàng trung ương lớn lên thế giới với kỳ vọng là những chính sách tiền tệ mới sẽ tác động tích cực lên các thị trường hàng hóa nói chung.