Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không? Chắc hẳn là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm với những người đang bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ độ 3 chính là cấp độ cuối cùng trong quá trình phát triển của bệnh lý này với rủi ro có thể chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan...
I. Gan nhiễm mỡ độ 3 là gì?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời "Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?" nên nhận biết được gan nhiễm mỡ độ 3 là gì? Gan nhiễm mỡ độ 3 là cấp độ nặng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ với lượng mỡ chiếm tỷ lệ cao lên đến 66% trọng lượng của lá gan.
Ở cấp độ này, lượng chất béo bám dính trong gan đã xâm chiếm phần lá gan và có khả năng cao gây bệnh viêm gan. Khi bước vào giai đoạn này, những mao mạch, tĩnh mạch đều khó vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Hệ lụy kéo theo chính là máu ứ đọng tại tĩnh mạch dễ gây tắc nghẽn mạch máu, thậm chí những mạch máu này còn có thể hiển thị nổi rõ trên bề mặt da khu vực bụng. Cùng lúc đó, bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ 3 có thể gặp các triệu chứng như vàng mắt, vàng da…
Ba cấp độ của gan nhiễm mỡ:
- Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiên, bệnh ở thể nhẹ, chớm bắt đầu mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: Lượng chất béo tích tụ trong gan đã tăng lên nhiều hơn so với cấp độ 1. Nhiễm mỡ độ 2 khiến gan bị suy giảm chức năng và "giết chết" dần các tế bào khỏe mạnh của lá gan.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là hậu quả của việc đã mắc gan nhiễm mỡ độ 2 nhưng bệnh nhân không quan tâm đến sức khỏe và không có các biện pháp cải thiện như thay đổi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, can thiệp y tế...
II. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ độ 3
Chế độ ăn uống, vận động thiếu khoa học cùng thói quen sống không lành mạnh là lý do chính khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên tồi tệ và phát triển thành mức độ 3.
1. Rượu
Rượu bia chính là “chất độc” gây tổn thương gan âm thầm và là một trong số nguyên nhân phổ biến top đầu gây bệnh gan nhiễm mỡ. Những người dùng rượu trong thời gian dài, lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn và chất kích thích sẽ khiến cho tế bào gan bị tổn thương, nhiễm độc và suy yếu dần gây gan nhiễm mỡ độ 3.
2. Dùng thuốc không đúng cách, tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình điều trị các bệnh lý nếu bạn cần uống những loại thuốc như thuốc giảm viêm steroid... xuyên suốt nhiều ngày, nhiều tháng cũng có thể làm bệnh gan nhiễm mỡ tồi tệ hơn và phát triển thành mức độ 3. Đó là lý do việc dùng thuốc của bạn luôn cần cẩn trọng, hỏi bác sĩ, tránh gây tác dụng ngược, khiến gan bị hoạt động quá tải không chuyển hóa được hết các chất béo dẫn đến tích tụ nhiều thêm ở trong gan.
3. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Sử dụng một chế độ ăn uống thiếu khoa học như thói quen ăn các món giàu chất béo, chứa quá nhiều đường, tinh bột, cholesterol… hãy thận trọng vì sẽ gây thêm áp lực nặng cho gan. Đây cũng chính là lý do điển hình khiến bệnh gan nhiễm mỡ mức độ 1,2 phát triển lên mức độ 3. Lý do là bởi các chất béo, tinh bột dư thừa lắng đọng tại gan gây hại và ức chế gan hoạt động, suy giảm chức năng gan.
4. Bệnh lý
Nhiều trường hợp bị gan nhiễm mỡ độ 3 có liên quan trực tiếp đến những bệnh lý mà họ đang gặp phải như tiểu đường, huyết áp cao và đặc biệt là béo phì... Các chứng bệnh này làm suy giảm chức năng gan và có thể khiến bệnh gan nhiễm mỡ phát triển lên mức độ cao nhất.
5. Chủ quan không quan tâm đến sức khỏe
Do những biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ thường không rõ ràng cộng thêm với thiếu ý thức quan tâm đến sức khỏe, thái độ chủ quan mà khiến cho bệnh cứ tiến triển âm thầm đến mức độ 3. Lúc này khi bệnh đã biểu hiện với các triệu chứng bên ngoài rõ ràng thì người bệnh mới phát hiện ra mình mắc bệnh.
6. Một số nguyên nhân khác
Những người thường xuyên tiếp xúc với các thành phần hóa chất độc hại, hay người thuộc nhóm nguy cơ như lớn tuổi, tiền sử mắc bệnh viêm gan, di truyền… cũng là những đối tượng nguy cơ cao có thể phải đối mặt với chứng bệnh gan nhiễm mỡ độ 3.
III. Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ độ 3 được đánh giá là giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như vàng da, đau tức hạ sườn phía bên phải, cân nặng thì sụt giảm nhanh chóng.
Ở gan nhiễm mỡ độ 1 và độ 2 bệnh có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn và phục hồi chức năng gan trở lại như ban đầu nhưng với gan nhiễm mỡ độ 3 thì lại khác. Với gan nhiễm mỡ độ 3 kể cả dù được phát hiện thì nguy cơ bạn gặp các biến chứng như xơ gan là khá cao, đồng thời chức năng gan khi được điều trị cũng sẽ không phục hồi được hoàn toàn, khả năng phục hồi được trạng thái ban đầu là điều không thể.
Theo tổng hợp từ các số liệu thống kê cho thấy có tới 20% các ca gan nhiễm mỡ độ 3 bị chuyến biến thành mắc chứng xơ gan và đồng thời có khoảng 11% các ca này bị tử vong do những biến chứng liên quan đến bệnh.
IV. Gan nhiễm mỡ độ 3 có chữa khỏi được không?
Như đã đề cập ở trên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có những giải pháp giúp kiểm soát tối đa, chữa trị khỏi hoàn toàn chứng gan nhiễm mỡ độ 3. Các phương pháp trị bệnh hiện nay vẫn là cải thiện giảm cơn đau, khó chịu do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra. Nếu bệnh nhân chịu khó tuân thủ theo phác đồ điều trị kết hợp với thói quen chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh khoa học thì sau vài tháng sẽ nhận thấy được bệnh có cải thiện.
V. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ giai đoạn 3
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh nghi ngờ bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, thông qua những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi các vấn đề liên quan đến thói quen sống, những loại thuốc người bệnh đang dùng để kiểm định nguy cơ mắc bệnh. Từ đó yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau để đưa ra phán đoán chính xác nhất:
1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được sử dụng để đo lường về độ men gan. Bằng cách này, các bác sĩ có thể đưa ra kết quả người bệnh có bị gan nhiễm mỡ hay không.
2. Siêu âm
Siêu âm vùng bụng và gan, khi có kết quả bác sĩ sẽ dựa trên những thay đổi liên quan tới độ sáng của hình ảnh siêu âm và đưa ra kết luận về “sức khỏe” của lá gan. Thông thường, những ca gan nhiễm mỡ độ 3 sẽ trả về kết quả siêu âm là sự tăng âm lan tỏa tại những khu vực nhu mô, còn đường tĩnh mạch tại gan thì bị mờ đi.
3. Chụp CT, quét MRI
Chụp CT (tức phương pháp chụp cắt lớp vi tính) và quét MRI (đây là phương pháp chụp cộng hưởng từ) cũng có thể được chỉ định để kiểm chứng mức độ tổn thương tại gan, nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cho người bệnh, nhưng chỉ được dùng cho số ít các ca đặc biệt.
4. Sinh thiết gan
Sinh thiết gan là lấy ra một lượng nhỏ tế bào gan và đem đi phân tích, thông qua những xét nghiệm cần thiết. Kết quả từ sinh thiết gan sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được gan của người bệnh đang gặp phải vấn đề gì, mắc gan nhiễm mỡ không.
VI. Điều trị gan nhiễm mỡ độ 3
Khi bị gan nhiễm mỡ độ 3, bệnh nhân cần phải đi khám và tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, nhằm kiểm soát được những triệu chứng của chứng bệnh, cũng như tránh được tối đa những biến chứng nặng nề do sự tổn thương gan gây ra.
Đáng nói, mặc dù vẫn chưa có những loại thuốc giúp đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 3. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa có thể dựa trên những triệu chứng bệnh mà yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm những thuốc trị các bệnh nền như rối loạn mỡ máu, tiểu đường… bằng các chế phẩm như nhóm thuốc thiazolidinediones để phục hồi lại được chức năng gan.
Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, người bệnh cũng cần chủ động ăn uống kiêng khem, áp dụng chế độ ăn uống khoa học như giàu chất xơ, ít chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa... Thêm vào đó, bạn cũng cần tuyệt đối kiêng rượu bia, các thực phẩm nhiều mỡ. Kết hợp với đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên, để cơ thể đối kháng lại các tác nhân gây bệnh một cách tốt nhất.
Tóm lại với thông tin bài viết cung cấp bên trên chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi "Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?" Câu trả lời là CÓ, việc lượng mỡ dư thừa “chiếm lấy” lá gan luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn cần nắm bắt các dấu hiệu bất thường cho thấy gan tổn thương, để biện pháp xử lý và cải thiện bệnh kịp thời!