Dịch cúm A đang là mối lo, lưu ý điều gì khi trị bệnh tại nhà?
Dịch cúm A xuất hiện tư trẻ nhỏ đến người già khiến không ít người lo lắng. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi mắc dịch cúm này.
Virus cúm A(H1N1) có khả năng lây nhiễm từ người qua người khi tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, hôn, hoặc chạm vào những đồ vật có nhiễm virus, chạm vào miệng, mũi có thể tạo thành dịch bệnh quy mô lớn. Trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già... là những người dễ mắc cúm A.
Trẻ nhỏ thường mắc cúm khi trời lạnh. Ảnh minh họa
Cúm A không có thuốc đặc trị, chưa có vắc xin điều trị bệnh này. Việc theo dõi điều trị cần sát sao để tránh lây lan thành dịch bệnh, khó kiểm soát. Nếu mắc bệnh, người khỏe mạnh bình thường có hệ miễn dịch tốt sẽ khỏi từ 2 ngày đến 1 tuần.
Đối với những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai thì khi mắc bệnh cần theo dõi, nếu có biến chứng cần đưa đi cấp cứu ngay.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh cúm A tại nhà:
Uống nhiều nước
Mắc cúm nếu có dấu hiệu sốt, sốt cao sẽ mất nước, người mệt mỏi. Người mắc cúm A nên uống nhiều nước để bù lượng nước do cơ thể tiết ra làm mát khi bị sốt. Uống nước trái cây hoặc súp rau củ để tăng cường dinh dưỡng, chất đề kháng cho cơ thể..
Nghỉ ngơi
Người bệnh nên nghỉ ngơi tại những nơi thoáng mát, không nóng quá và không lạnh quá, không nên dùng điều hòa sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Theo mayoclinic.org, khi mắc cúm nên ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng một ngày để cơ thể hồi phục, tránh nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc điều trị
Người mắc cúm A không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình hình thể trạng để có được liệu pháp dùng thuốc phù hợp.
Di chuyển vận động
Đối với người bệnh mắc cúm, không nên ra ngoài nếu chưa hết bệnh. Tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi. Nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Khi hắt hơi hoặc sổ mũi cần dùng giấy lau sạch, không để dính vào các vật dụng khác rồi bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm cho người khác.
Điều trị không khỏi
Những trường hợp sốt quá 7 ngày không khỏi hoặc có các biến chứng như sốt cao liên tục trên 39 độ, đau đầu choáng váng, buồn nôn, đau tức ngực thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa cúm A
Vào mùa dịch Cúm nên hạn chế đến nơi khu vực công cộng nơi đông người, nơi đang có nghi ngờ hoặc đang có dịch Cúm. Đặc biệt với những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc mắc bệnh cúm.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay với dung dịch cơ chứa cồn (nếu không bị dị ứng) và bàn tay không dính các chất bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường, nên che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải.
Người nhà người bệnh, bệnh nhân và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho cơ quan y tế.
Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
Người nhà người bệnh, khách thăm và người bệnh nếu có biểu hiện giống cúm khi đang ở bệnh viện thì cần thông báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách ly phòng ngừa và đeo khẩu trang khi có biểu hiện ho, hắt hơi.
Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu. Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.