Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị hiệu quả

16-08-2023 10:39:49

Đau nửa đầu, hay còn được gọi là đau đầu Migraine là một loại bệnh lý có mức độ phổ biến cao, gây nhiều phiền toái tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe, cần chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh hệ lụy lâu dài.

I - Đau nửa đầu là bệnh gì?

Đau nửa đầu là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở một bên đầu, thường diễn ra đột ngột và kết thúc nhanh chóng, nhưng cũng có thể kéo dài liên tục tới vài ngày. Khi người bệnh cố gắng vận động mạnh, cơn đau sẽ trở nên nặng hơn theo mỗi nhịp đập của mạch. Đôi khi bị đau nửa đầu còn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa và nhiều biểu hiện khác.

Bệnh đau nửa đầu diễn ra không cố định ở một vị trí nào cả, mà có thể xảy ra ở vùng nửa đầu bên trái, bên phải hay phía trước, phía sau với tần suất gần như nhau. Thanh thiếu niên là những đối tượng có tỷ lệ mắc chứng bệnh này cao nhất, với tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới. Bệnh có xu hướng giảm về tần suất và mức độ sau tuổi 50.

II - 10 nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau nửa đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh đau nửa đầu, trong đó chủ yếu là những tác nhân dưới đây:

1. Thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là nguyên nhân phổ biến bậc nhất gây ra chứng đau nửa đầu. Ngoại trừ các trường hợp do chấn thương đầu, viêm xoang, huyết áp cao, tác dụng phụ của thuốc, do tâm lý… thì 90% các trường hợp hay bị đau nửa đầu không rõ nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu não.

2. Dùng đồ uống chứa chất kích thích

Có thể bạn không tin, nhưng chế độ ăn uống thực sự có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có khả năng khiến bạn xây xẩm mặt mày vì những cơn đau nửa đầu. Một số loại đồ uống có khả năng gây ra tình trạng này như:

  • Rượu, bia.
  • Cà phê.
  • Trà.
  • Đồ uống chứa nhiều đường hóa học, chất tạo màu, chất làm ngọt nhân tạo.
  • Đồ uống từ socola, sữa chua, sữa lên men.

Cơn đau đầu thường xuất hiện trong vòng 20 phút và diễn biến nặng hơn trong 12 - 24h tiếp theo kể từ lúc tiêu thụ thực phẩm, đồ uống.

3. Căng thẳng thần kinh

Đau nửa đầu do căng thẳng thường xảy ra chủ yếu ở học sinh, người làm việc văn phòng, lái xe đường dài. Trung bình mỗi đợt đau đầu thường kéo dài trong vài phút đến vài ngày, xảy ra sau khi ngủ dậy, chia thành từng đợt trong tuần. Tần suất đau từ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đầu như bị bó chặt, luôn thấy đau âm ỉ ở phía sau đầu, có thể lan ra phía trước, đôi khi sẽ là một bên đầu trái hoặc phải. Đi kèm với tình trạng này là sự đau ở cơ hàm, thái dương, cổ, vai, gáy.

4. Tác động từ môi trường

Đôi khi chỉ một âm thanh lớn, ánh sáng mạnh, mùi hôi cũng có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau nửa đầu. Đây được xem là phản xạ tự nhiên để cảnh báo cho con người tránh khỏi những tác nhân nguy hiểm từ môi trường ngoài, di chuyển đến nơi an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

5. Yếu tố giấc ngủ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa Migraine và chứng rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh đau nửa đầu thường phải đối diện với hiện tượng đau một bên đầu vào buổi sáng khi thức giấc, nguyên nhân chủ yếu do mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy giữa đêm, ngưng thở khi ngủ, nghiến răng trong lúc ngủ, ngủ với tâm trạng lo lắng, buồn phiền, sử dụng thuốc, rượu bia trước khi ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác tê, ngứa râm ran, chóng mặt, suy giảm thị lực, đau tăng lên khi di chuyển, cơ thể luôn thấy mệt mỏi, kiệt sức.

6. Thay đổi thời tiết

Cảm giác nặng đầu, nhức nửa bên đầu cũng xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm, nhiệt độ tăng/giảm đột ngột, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ cao, áp suất khí quyển giảm. Đặc biệt, người có tiền sử Migraine có nguy cơ tái phát các triệu chứng khi sống trong khu vực có điều kiện thời tiết cực đoan như mưa bão, nắng nóng gay gắt...

7. Do vận động

Một số người cảm thấy chóng mặt, đau một bên đầu khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi đột ngột áp lực lên não, thiếu oxy lên não tạm thời (khi luyện tập cường độ cao), đổ nhiều mồ hôi gây mất nước, không cung cấp đủ chất điện giải cho máu,.. Nếu cơn đau trầm trọng kèm theo nói khó, mất khả năng cử động tay chân, hoa mắt… thì rất có thể là dấu hiệu của vỡ mạch máu não, thường thấy ở những người có hình dạng mạch máu bất thường.

8. Thực phẩm

Tương tự với đồ uống chứa chất kích thích, một số loại thực phẩm có thể là tác nhân kích thích bệnh đau đầu xuất hiện hoặc làm chúng trầm trọng thêm. Hãy hạn chế hoặc ngưng dung nạp các thực phẩm dưới đây nếu bạn có biểu hiện đau một bên đầu sau khi ăn:

  • Socola.
  • Phomai.
  • Thịt chế biến sẵn.
  • Sữa chua.
  • Hành tây.
  • Nội tạng động vật.
  • Các loại hạt.
  • Thực phẩm lên men, muối chua.
  • Thực phẩm chứa bột ngọt, chất tạo màu, chất tạo vị.

9. Tác động từ thuốc

Đau nửa đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi lạm dụng một số loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc giảm đau opioid.
  • Thuốc giảm đau có thành phần butalbital.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid.
  • Nhóm thuốc triptan.
  • Thuốc ergotamin.

Việc dùng thuốc giảm đau thường trong một thời gian dài dễ khiến người bệnh bị "nghiện thuốc", "nhờn thuốc", sử dụng thuốc ngay cả khi cơn đau đầu chỉ ở mức độ nhẹ hoặc quá liều lượng cho phép.

10. Rối loạn nội tiết tố

Trung bình cứ 10 phụ nữ thì 6 người bị chứng đau nửa đầu trong thời gian trước kỳ kinh nguyệt. Lý do là bởi sự suy giảm nồng độ estrogen và progesterone trong máu để kích thích niêm mạc tử cung bong ra. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai với tần suất không duy trì cũng có thể gây ra bệnh lý này.

III - Triệu chứng gặp phải khi bị đau nửa đầu

Bệnh lý đau đầu này thường được chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bởi các triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, không phải ai bị đau nửa đầu cũng đều trải qua tất cả các giai đoạn vì mức độ cơn đau, cũng như cơ địa của mỗi người mỗi khác. Các giai đoạn bao gồm:

1. Giai đoạn tiền triệu (Prodrome)

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp một số biểu hiện báo trước cơn đau nửa đầu sắp xảy ra. Với mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Tâm trạng thay đổi đột ngột, dễ cáu gắt, buồn giận.
  • Luôn thấy đói, thèm ăn, khát nước.
  • Ngáp nhiều.
  • Cứng cơ vùng cổ.
  • Đi tiểu liên tục.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

2. Giai đoạn hào quang (Aura)

Đây là giai đoạn ngay trước khi cơn đau đầu xảy ra, thông thường các triệu chứng chỉ kéo dài từ 5 đến 60 phút, bao gồm các biểu hiện như:

  • Nhìn thấy nhiều điểm sáng lập lòe.
  • Nhìn thấy quầng sáng, ánh sáng với hình dạng kỳ lạ.
  • Mờ mắt, không nhìn rõ hoặc mất thị lực tạm thời.
  • Tê bì, ngứa râm ran ở bàn tay, lan đến cánh tay và một bên mặt, môi hoặc lưỡi.
  • Vận động khó khăn, yếu một nửa cơ thể.
  • Rối loạn ngôn ngữ, phát âm khó, nói lắp bắp, ngôn từ lộn xộn.
  • Đãng trí, nhầm lẫn.
  • Đau đầu nhẹ.
  • Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

3. Giai đoạn tấn công (Attack)

Giai đoạn tấn công chính là lúc cơn đau nửa đầu xuất hiện với những triệu chứng như đã nói trong phần trên. Cơn đau không diễn ra đột ngột mà bắt đầu âm ỉ và mức độ lớn dần, thường khởi phát ở một bên đầu. Về cơ bản, những dấu hiệu thường thấy đó là:

  • Đau nhói ở một bên đầu, có thể lan sang bên đối diện và tăng lên khi vận động.
  • Đau theo nhịp mạch đập.
  • Đau thành từng đợt, có thể giảm và tăng trở lại.
  • Bị kích thích mạnh bởi ánh sáng, âm thanh, mùi hương.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

4. Giai đoạn sau cơn đau (Postdrome)

Ở giai đoạn cuối cùng này các triệu chứng đi kèm sẽ dần dần biến mất. Người mắc sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, toàn thân đau nhức, suy nhược. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể quay trở lại nếu đột ngột thay đổi tư thế của đầu hoặc di chuyển nhanh, nhưng không kéo dài lâu.

IV - Những người có nguy cơ cao mắc chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người thuộc nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn:

  • Phụ nữ trong nhóm tuổi 10 - 55.
  • Học sinh, sinh viên.
  • Người phải chịu áp lực cao do công việc hoặc các vấn đề khác.
  • Lái xe đường dài, lái xe về ban đêm.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Người sống trong gia đình có người từng bị Migraine.
  • Người sinh sống ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt.
  • Người thường xuyên mang vác nặng trên vai, gáy và đầu.
  • Người mắc phải bệnh lý suy giảm miễn dịch.
  • Người có chẩn đoán ung thư liên quan đến não.

V - Phân loại các dạng đau nửa đầu

Căn cứ theo sự xuất hiện của giai đoạn tiền triệu, có thể chia bệnh đau nửa đầu thành 2 dạng: Đau nửa đầu có tiền triệu và không có tiền triệu.

1. Đau nửa đầu có tiền triệu

Đây là tình trạng cơn đau đầu được báo hiệu trước bằng một số triệu chứng về thần kinh. Những triệu chứng này thường kéo dài từ 5 đến 60 phút và thường biến mất trước khi triệu chứng đau đầu ập đến. Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng cũng có thể kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí trong vài ngày tùy theo thể trạng của người bệnh.

Đau nửa đầu có tiền triệu còn bao gồm một số dạng đau đầu khác, mà từng loại lại có những triệu chứng riêng biệt. Cụ thể như sau:

  • Đau nửa đầu võng mạc (retinal migraine): Cơn đau đầu sẽ được báo hiệu bằng các triệu chứng về thị giác. Chẳng hạn, người bệnh có thể nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy, các vùng sáng lan tỏa, hoặc tệ hơn là bị mờ mắt trong thời gian ngắn. Các vấn đề về mắt như nhức, đau ở hốc mắt, mỏi mắt cũng thường xuất hiện.
  • Đau nửa đầu thân não (Migraine with Brainstem Aura): Tình trạng này xuất hiện do phần đáy não (thân não) đang mặt vấn đề nào đó. Dấu hiệu để nhận biết đó là sự rối loạn rong chuyển động của người mắc, chẳng hạn như mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn, cồn cào ruột gan. Cơn đau khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu, cơ thể phản ứng mạnh với tiếng ồn và ánh sáng mạnh.
  • Đau nửa đầu liệt nửa người (Hemiplegic): Chứng bệnh đau đầu đi kèm những cảm giác vô cùng khó chịu bên trong cơ thể, chẳng hạn như ngứa râm ran, thị giác kém đi, tê bì một bên tay, chân, thậm chí là liệt một nửa người.
  • Đau nửa đầu thầm lặng (Silent migraine): Người mắc phải tình trạng này thường sẽ có hầu như là đủ các triệu chứng tiền triệu. Tuy nhiên lại không thấy xuất hiện cảm giác đau đầu. Chứng bệnh này thường gặp nhiều hơn ở những người trung niên ngoài 50 và thường bị nhầm với đột quỵ thiếu máu não thoáng qua (TIA), nên tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu gặp biểu hiện tương tự.

2. Đau nửa đầu không có tiền triệu

Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ không gặp các dấu hiệu báo trước nào cả. Cơn đau đầu sẽ xuất hiện từ từ, âm ỉ, đôi khi là đột ngột nếu có nguyên nhân tác động từ bên trong. Đau nửa đầu không có tiền triệu rất phổ biến với gần 80% người bệnh mắc phải, trong số đó thì có khoảng 18% là phụ nữ và 6% là đàn ông. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng vẫn khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và làm đảo lộn nhịp sinh hoạt hằng ngày.

3. Một số dạng bệnh đau nửa đầu khác

  • Đau nửa đầu mạn tính: Cơn đau đầu kéo dài một bên trong khoảng 15 ngày và có thể tái diễn mỗi tháng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do căng thẳng thần kinh hoặc áp lực tâm lý. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau thường xuyên cũng là lý do gây ra đau đầu mạn tính. Người bệnh có thể tìm hiểu thêm về tình trạng này thông qua bài viết chi tiết hơn.
  • Đau nửa đầu kinh nguyệt: Trước vài ngày khi đến tháng, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau nửa đầu. Nguyên nhân là do nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi, dẫn tới đau đầu.
  • Hội chứng nôn mửa tuần hoàn (CVS): Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra nôn mửa, buồn nôn và đau đầu lặp đi lặp lại mỗi ngày.

VI - Bệnh đau nửa đầu có nguy hiểm không?

Bệnh lý này nhìn chung khá lành tính, tuy nhiên nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên, gia tăng về mức độ và kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ói mửa... thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, bệnh đau nửa đầu còn gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung, liệt một phần cơ thể, giảm khả năng lao động. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như:

  • Đột quỵ (kèm theo các triệu chứng tiền triệu).
  • Tắc mạch máu não.
  • U não.
  • Động kinh.
  • Suy thoái võng mạc, mù lòa.
  • Suy giảm chức năng hệ tim mạch.
  • Trầm cảm.

Khi xuất hiện ít nhất một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Cơn đau diễn ra thường xuyên hơn, mức độ đau tăng lên sau mỗi đợt đau.
  • Thời gian mỗi đợt đau kéo dài hơn 15 ngày/tháng.
  • Đau đầu đi kèm co giật, song thị, co cứng cơ cổ, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, tê liệt nửa người, khó nói.
  • Đau sau chấn thương vùng đầu.
  • Đau nặng hơn khi gắng sức, thay đổi tư thế đột ngột, ho.
  • Đau khởi phát sau tuổi 50.

VII - Phương pháp chẩn đoán bệnh đau nửa đầu

Việc chẩn đoán và phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát của chứng đau nửa đầu. Để xác định liệu bệnh nhân có mắc bệnh Migraine hay không, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, các triệu chứng hiện tại và thực hiện một số xét nghiệm liên quan để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra cơn đau. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý, như thời gian, tần suất và mô tả chi tiết về triệu chứng cơn đau để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Để loại trừ các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm hoặc cận cảnh não. Điều này giúp xác định rõ hơn về tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và loại trừ các tác nhân khác gây ra cơn đau nửa đầu. Ở nước ta, hai phương pháp giúp chẩn đoán phổ biến nhất đó là chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp tái tạo hình ảnh chi tiết về não và các mạch máu bằng sóng từ trường. Bằng cách này, bác sĩ có thể xem xét tình trạng của não, kiểm tra có sự tồn tại của khối u, chảy máu, tắc nghẽn mạch máu hoặc các bất thường khác trong hệ thống thần kinh.
  • Chụp cắt lớp (CT) cũng là một phương pháp hình ảnh, sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của não. Phương pháp này giúp xác định các khối u, viêm nhiễm, tổn thương, tình trạng tắc nghẽn mạch máu và chảy máu trong não. Kết quả của chụp CT cung cấp thông tin về cấu trúc và hình dạng của não, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá các vấn đề liên quan đến bệnh.

VIII - Những cách điều trị đau nửa đầu hiệu quả nhất

Việc điều trị dứt điểm chứng đau nửa đầu thường rất khó để thực hiện. Nhưng để hạn chế tối đa ảnh hưởng mà chúng gây ra cho sức khỏe, bạn hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây:

1. Sử dụng thuốc trị đau nửa đầu

1.1. Nhóm thuốc kê theo đơn

Thuốc kê đơn điều trị là những loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bạn, sau khi đã nắm rõ được triệu chứng và xác định được đúng loại bệnh đau nửa đầu mà bạn gặp phải. Có thể kể đến các nhóm thuốc kê đơn như Ergotamines, Triptans hoặc Indomethacin, Gabapentin và Lithium...

1.2. Nhóm thuốc không kê đơn

Ngược lại, nhóm thuốc không kê đơn trị đau nửa đầu có thể mua từ những tiệm thuốc, cơ sở y tế để giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Có thể kể tới một số cái tên tiêu biểu như Paracetamol, Panadol hoặc nhóm thuốc Ibuprofen, Naproxen, Aspirin…

2. Sử dụng mẹo chữa đau nửa đầu tại nhà

  • Chườm đá lạnh: Bọc vài viên đá trong khăn rồi đặt lên vùng đầu bị đau sẽ giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm đau đầu hiệu quả.
  • Chườm khăn ấm: Tương tự với chườm đá lạnh, bạn dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm đặt trực tiếp lên khu vực bị đau. Đây là cách giảm đau hữu hiệu đối với những người bị đau nửa đầu do căng thẳng, lo âu.
  • Nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng: Một không gian riêng tư, không có tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh sẽ giúp bệnh nhân có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.
  • Hạn chế nơi nắng, nóng: Nhiệt độ luôn mát mẻ, phù hợp với thân nhiệt không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe của người bệnh mà còn loại bỏ tác nhân gây ra những cơn đau nửa đầu hiệu quả. Bạn nên tránh đứng quá lâu tại những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, đội mũ, che ô, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Ngồi thiền: Hoạt động này sẽ kích thích cơ thể sản sinh dopamine, serotonin và melatonin giúp điều hòa cảm xúc, giảm stress và tăng chất lượng giấc ngủ.
  • Massage da đầu: Biện pháp này cũng giúp gia tăng lượng serotonin hiệu quả, duy trì tâm trạng ổn định, điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ, cải thiện chứng đau nửa đầu rất tốt.

3. Áp dụng phương pháp châm cứu

Nếu các phương pháp trên không có nhiều hiệu quả trong việc chữa bệnh đau nửa đầu, bạn có thể thử liệu pháp châm cứu. Bằng cách tác động vào các dây thần kinh trên cơ thể, kim châm sẽ kích hoạt cơ chế sản sinh hormone nội sinh giúp bệnh nhân bớt đau đớn và cảm thấy thoải mái hơn. Châm cứu có thể thực hiện 1 - 2 lần/tuần trong 2 tuần, giảm xuống 1 lần/tuần trong 8 tuần tiếp theo và duy trì với tần suất 2 tuần/lần.

4. Dùng bài thuốc từ Đông y

Khi bị mắc chứng đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ Đông y để khử phong trừ đàm, kết hợp massage đầu, cổ, gáy và thái dương.

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: xuyên khung 30g, bạch thược 15g, bạch giới tử 10g, hương phụ 6g, cam thảo, sài hồ, uất lý nhân mỗi vị 3g.
  • Cách dùng: Uống ngày 1 thang. Duy trì trong 3 ngày.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: hoàng cầm 12g, bạch chỉ, độc hoạt, thương truật, xuyên khung, phòng phong, đương quy, mạch môn, đương quy mỗi vị 10g, mạn kinh tử, cúc hoa mỗi vị 6g, can khương, cam thảo, tế tân mỗi vị 4g.
  • Cách dùng: Uống ngày 1 thang.

Đặc biệt, vì máu lưu thông đến não kém là nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu nên hướng mới khắc phục hiệu quả nhất chính là hoạt huyết Đông y tăng cường mạnh mẽ máu lên não. Máu lưu thông tốt sẽ làm hết hoặc giảm hẳn hầu hết các dạng đau đầu, trong đó có đau nửa đầu.

Nhưng không phải cứ uống thuốc Đông y là có hiệu quả. Thị trường thuốc Đông y thời điểm hiện tại đang tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc chứ chưa nói về công dụng. Chỉ sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo công thức Ngự Y Mật Phương mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp.

5. Bấm huyệt trị đau nửa đầu

Một số huyệt đạo trên cơ thể khi được kích hoạt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm đau nhức đầu hiệu quả. Tùy theo vị trí đau mà bạn thực hiện tác động lên các huyệt tương ứng như sau:

  • Khi bị đau đầu vùng trán: Day mạnh vào huyệt Ấn Đường, chích lể bằng kim và nặn một chút máu. Day huyệt Đầu Duy và huyệt Giải Khê để tăng tuần hoàn máu não.
  • Khi bị nhức nửa đầu sau gáy: Day các huyệt Phong Trì, Bách Hội, Côn Lôn, Hậu Khê để điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, tăng cường máu lên não và cải thiện những cơn đau đầu mạn tính.
  • Trường hợp đau nửa đầu bên trái hoặc phải: Day các huyệt Thái Dương, Phong Trì, Túc Lâm Khấp, Dương Phụ,Tứ Thần Thông và Bách Hội để giãn cơ, giảm áp lực lên hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết tốt, cải thiện trí nhớ và trị đau đầu.

IX - Một số lưu ý giúp phòng tránh tình trạng đau nửa đầu

Để những cơn đau nhức nửa đầu dữ dội không còn là ác mộng với bạn, hãy ghi nhớ một số điều sau đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có nguy cơ gây đau nửa đầu.
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế bỏ bữa.
  • Ngủ đủ giấc, không thức muộn.
  • Tránh dùng đồ điện tử như điện thoại máy tính ngay trước khi đi ngủ.
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, không làm việc quá sức.
  • Thư giãn đầu óc bằng cách tập yoga và thiền định.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Đau nửa đầu là chứng bệnh không hiếm gặp trong đời sống hiện đại. Bệnh có nguồn gốc từ nhiều tác nhân khác nhau, đi kèm với các triệu chứng bệnh lý có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể học cách kiểm soát và hạn chế tối đa tác động của bệnh.

 

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //