Đau khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục
Những cơn đau khớp háng thường khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển hay cử động người, điều đó gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Không những thế cơn đau sẽ gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe tổng thể. Vậy những nguyên nhân nào gây ra cơn đau khớp háng & làm sao để
I - Những nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp
Dưới tác động từ môi trường, tuổi tác hay bệnh nền… sụn khớp háng có thể bị hư hại hoặc bào mòn theo thời gian, gây nên những cơn đau khớp háng đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong thời gian dài. Dưới đây là một số lý do thường gặp:
1. Do chấn thương cơ học
Chấn thương chính là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau khớp háng, những chấn thương này có thể tới từ việc gặp tai nạn, gặp những va chạm mạnh hoặc phần khớp háng hoạt động quá căng thẳng. Tất cả những lý do này đều sẽ khiến các nhóm cơ, gân, xương tại khu vực háng bị tổn thương và tạo ra các cơn đau nhức.
2. Viêm khớp háng
Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp cũng là các nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng đau khớp háng. Khi khớp háng bị viêm thì cơ thể sẽ giải phóng những tế bào miễn dịch, các hợp chất hóa học, đồng thời kích thích phản ứng viêm tại vùng khớp tổn thương. Chính những tác nhân này sẽ tác động đến dây thần kinh, ra tín hiệu đau cho hệ thần kinh, khiến bạn có cảm giác đau nhói, nhức nhối.
3. Thoái hóa khớp háng
Khi bị thoái hóa khớp thì những mảng sụn nằm giữa các nhóm xương sẽ bị suy giảm và hao mòn, mà các lớp sụn này là bộ phận giúp các khớp xương trượt và tránh ma sát với nhau khi di chuyển. Lớp sụn ít đi khiến các xương bị va chạm trực tiếp vào nhau, gây ra các cơn đau nhói. Không những vậy khi sụn bị mất đi do thoái hóa, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra các tế bào mới xung quanh đó, việc này có thể khiến hình thành các mô xơ cứng và gây đau.
4. Viêm bao hoạt dịch
Túi hoạt dịch chứa rất nhiều chất dịch nhầy có nhiệm vụ giúp cho cơ, gân và xương trượt qua nhau một cách ổn định. Khi tình trạng viêm bao hoạt dịch xảy ra, lớp bao này sẽ dễ bị kích thích và sưng lên. Kéo theo đó là chức năng giảm ma sát của bao hoạt dịch cũng bị ảnh hưởng, gây ra những cơn đau khớp háng cho người bệnh.
5. Rách sụn hông
Rách sụn hông là tình trạng lớp màng labrum bị tổn thương hoặc là bị rách. Lớp màng này có chức năng giữ cho khớp háng hoạt động ổn định, đồng thời bảo vệ phần mặt cắt xương chày. Do vậy, khi nó bị tổn thương thì sự ổn định của khớp háng cũng giảm đi đáng kể. Ngoài ra, lớp màng labrum còn chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Vậy nên khi nó bị tổn thương sẽ gửi tín hiệu về hệ thần kinh, gây ra các cơn đau tại khớp háng.
6. Hoại tử xương
Hoại tử xương xảy ra khi máu lưu thông về xương háng kém đi, đồng thời mô xương dần chết đi. Căn bệnh này không chỉ gây ra tình trạng đau khớp háng dữ dội mà còn tác động tiêu cực đến khả năng vận động của bệnh nhân.
7. Ung thư xương
Ung thư xương sẽ làm hình thành những khối u ở bên trong xương. Các khối u xuất hiện và gây đau khớp háng là tình trạng khá hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu mắc phải chứng bệnh ung thư xương, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau rất nghiêm trọng.
II - Các triệu chứng, biểu hiện của cơn đau khớp háng
Tùy theo lý do gây bệnh mà biểu hiện đau khớp háng cũng sẽ có những điểm khác biệt riêng. Thế nhưng, nhìn chung những bệnh nhân bị đau khớp háng đều sẽ gặp phải các biểu hiện gồm:
- Cảm thấy đau ở phần hông.
- Khớp háng chuyển động thiếu linh hoạt hơn bình thường.
- Cơn đau khớp háng có thể lan tỏa tới những khu vực xương khớp xung quanh.
- Chân sẽ xuất hiện cảm giác đau khi bạn dồn trọng lực về phía chân đó.
- Cơn đau tái phát liên tục (chủ yếu do những bệnh lý xương khớp mãn tính).
Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị đau khớp háng do chấn thương còn có thể gặp phải tình trạng sưng, đau tại vùng hông và ngày càng nặng hơn nếu không được xử lý.
III - Chẩn đoán chứng đau khớp háng như thế nào?
Thông thường, bệnh nhân bị đau khớp háng khi đi khám sẽ được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán lâm sàng thông qua việc tìm hiểu lịch sử bệnh lý, thực hiện một số bài tập để kiểm tra xương khớp. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành những xét nghiệm cần thiết để từ đó đưa ra kết luận chính xác. Các xét nghiệm có thể được yêu cầu để chẩn đoán đau khớp háng là siêu âm, chụp X-quang, sinh thiết xương, chụp MRI…
IV - Các phương pháp điều trị chứng đau khớp háng
Để giải quyết những cơn đau tại khớp háng, khôi phục chứng năng hoạt động của cơ quan này, người bệnh có thể cân nhắc đến những giải pháp điều trị sau:
1. Thực hiện vật lý trị liệu
Những cách thức như bấm huyệt, xoa bóp… có thể được dùng để kích thích sự lưu thông máu đến khu vực khớp này. Từ đó giúp tăng cường chức năng vận động cho khớp háng, khắc chế những cơn đau tại vùng khớp đang chịu tổn thương.
2. Uống thuốc chữa đau khớp háng
Với những trường hợp bị đau khớp háng do chấn thương, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau không steroid theo chỉ định của bác sĩ để tạm thời xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, với các trường hợp đau khớp háng do bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh cần can thiệp và xử lý đúng nguồn căn gây bệnh, nhằm tránh cơn đau khớp háng tái phát hoặc diễn biến nặng hơn.
Theo Đông y, đau khớp háng là do sự lưu thông khí huyết kém và liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa. Thế nên, dù trong cùng một điều kiện sống nhưng có người phải chịu đựng những cơn đau khớp âm ỉ, có người lại không bao giờ gặp phải hội chứng này.
Đáng nói, nếu Đông y thông thường khó đo lường kết quả trong xử lý các bệnh mạn tính, thì các phương pháp Đông y thế hệ 2 đã được kiểm chứng là có hiệu quả vượt trội để khắc chế các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh xương khớp.
Trong đó phải kể đến viên uống khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được sản xuất bởi dược phẩm Nhất Nhất. Đây là sản phẩm được bào chế theo công thức bí truyền trong “quốc bảo” Ngự y mật phương, với khả năng tác động tới cơ địa của người bệnh, thay đổi chức năng của xương khớp.
Viên uống sẽ tác động vào những vùng khớp đang chịu tổn thương, giải quyết những triệu chứng đau nhức khớp bằng cách tăng cường chức năng khớp, kích thích sản sinh dịch khớp và tăng lưu thông khí huyết đến khu vực này.
Khi khả năng hoạt động của khớp được khôi phục thì những cơn đau khớp háng sẽ giảm dần, thậm chí là không tái phát tới vài năm.
Viên uống khớp Ngự y mật phương được kiểm chứng hiệu quả lâm sàng, sản xuất bởi nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt giải vàng chất lượng quốc gia, trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp phải các triệu chứng của bệnh khớp mãn tính.
3. Phẫu thuật khớp háng
Những bệnh nhân bị gãy xương hoặc là mắc chứng viêm khớp háng nặng có thể được chỉ định phẫu thuật khớp háng. Trong đó, nội soi khớp háng là phương pháp phẫu thuật khá phổ biến, dùng để sửa chữa lại những tổn thương xảy ra tại vùng hông.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu thay một hoặc toàn bộ phần khớp háng khi khu vực này hình thành những tổn thương nặng nề, không thể hồi phục và ảnh hưởng tới khả năng vận động.
V - Những lưu ý để phòng tránh, hạn chế cơn đau khớp háng
Không chỉ dừng lại ở những phương pháp điều trị tác động trực tiếp vào các khu vực khớp háng đang bị tổn thương, những bệnh nhân bị đau khớp háng và những ai muốn phòng tránh căn bệnh xương khớp này cần chú ý điều sau:
- Kiểm soát tốt cân nặng để duy trì trọng lượng ổn định, từ đó hạn chế các áp lực tới khớp háng.
- Hạn chế những căng thẳng quá mức. Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh về khớp háng.
- Thực hiện những phương pháp tập có thể giảm đau khớp như chạy bộ, bơi lội hay tập yoga…
- Đối với phái nữ, chị em nên hạn chế đi những đôi giày cao gót trong thời gian dài. Thay vào đó bạn nên ưu tiên những đôi giày vừa chân, được làm từ chất liệu tốt, giúp khớp háng vận động nhẹ nhàng khi di chuyển để giảm nguy cơ bị đau vùng khớp này.
Có thể thấy, đau khớp háng là một dấu hiệu của khá nhiều bệnh xương khớp. Nếu đây là biểu hiện của bệnh khớp mãn tính thì hậu quả để lại sẽ tương đối nghiêm trọng khi người bệnh xem nhẹ. Hi vọng bài viết của Nhất Nhất đã giúp bạn hiểu hơn về đau khớp háng!