Đau đầu về đêm: Nguyên nhân và nhận biết các dạng đau đầu thường gặp

16-08-2024 16:01:14

Cơn đau đầu về đêm gây tỉnh giấc giữa đêm và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đôi khi, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhưng tổn thương não bộ nghiêm trọng.

Đau đầu về đêm là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ

MỤC LỤC
Đau đầu về đêm là gì?
Nguyên nhân gây đau đầu về đêm
Các dạng đau đầu về đêm thường gặp
Điều trị đau đầu về đêm như thế nào?
Các biện pháp chăm sóc giúp giảm đau đầu

Đau đầu về đêm là gì?

Đau đầu về đêm hay đau đầu giảm trương lực là tình trạng đau nhức, khó chịu vùng đầu vào ban đêm, đôi khi đau có thể lan sang vùng hốc mắt và cổ.

Tình trạng đau nhói, đau giật, đau từng cơn, đau theo mạch đập hay đau bó chặt ở đầu xảy ra vào khoảng thời gian ban đêm, nhất là trong giấc ngủ.

Điều này có thể khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu và kém tập trung vào ngày hôm sau.

Đau đầu về đêm là những cơn đau không cố định, có thể xảy ra ở nửa đầu trái hoặc phải, đau lan ra sau gáy, đau thái dương hay đau toàn bộ đầu.

Tùy vào sức khỏe và nguyên nhân gây đau đầu mà cơn đau đầu có thể xảy ra trong thời gian ngắn rồi biến mất nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.

Đau đầu về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi

Nguyên nhân gây đau đầu về đêm

Đau đầu có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tổn thương bên trong hoặc do tác động từ môi trường ngoài.
Tác động từ bên ngoài: thay đổi thời tiết, tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thay đổi chỗ ngủ, căng thẳng quá mức...
Vấn đề sức khỏe: huyết áp tăng, thiếu máu lên não, thay đổi giấc ngủ, đau do khối u não, viêm mũi xoang...

Các dạng đau đầu về đêm thường gặp

Những cơn đau đầu xuất hiện vào ban đêm, khi đi ngủ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, với đặc điểm, thời gian và tần suất đau khác nhau.

Người ta chia bệnh lý này thành 2 nhóm chính: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

Đau đầu nguyên phát: cơn đau diễn ra độc lập, không kéo dài và không đi kèm theo các triệu chứng khác liên quan.
Đau đầu thứ phát: là dạng đau đầu xảy ra khi cơ thể chịu nhiều tác động từ bên ngoài.

Dựa vào vị trí và đặc điểm cơn đau, người ta xác định 4 dạng đau đầu về đêm phổ biến là:

Đau đầu căng thẳng (đau đầu căng cơ)

Bất cứ ai cũng sẽ đều sẽ trải quá ít nhất một lần đau đầu do căng thẳng, stress, lo âu kéo dài ít nhất một lần trong đời.

Đau đầu căng thẳng là dạng đau đầu gặp phải thường xuyên và phổ biến. Dây thần kinh bị kích thích hay căng thẳng quá mức sẽ tạo tín hiệu co cơ, gây ra các cơn đau kiểu thít chặt quanh đầu.

Các triệu chứng đặc trưng đau đầu do căng thẳng bao gồm:

Cơn đau bộc phát về buổi tối âm ỉ, đau nhức hoặc nhói đầu, choáng váng
Cảm thấy có áp lực thắt chặt quanh đầu.
Căng cứng cơ ở vai và vùng cổ, gây nên cảm giác đau thắt ở hai khu vực này.
Cảm giác mắt có áp lực đè nặng và có hơi nóng từ phía sau mắt.

Đặc điểm đau căng thẳng (căng cơ)

Đau đầu cụm (đau đầu từng chùm)

Đau đầu cụm hay đau đầu từng chùm là tình trạng đau từng cơn ở vùng đầu, xảy ra theo chu kỳ hoặc theo từng đợt.

Những cơn đau đầu dữ dội, xảy ra đều đặn, từ một đến tám lần trong ngày, lặp lại đều đặn hàng ngày và kéo dài trong khoảng vài tuần hay vài tháng.

Đây là một dạng đau đầu mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng đau đớn gặp phải nghiêm trọng nhất.

Triệu chứng đặc trưng của đau đầu cụm là:

Đau đầu đột ngột dữ dội, thường xuất hiện từ 2 đến 3 giờ sau khi ngủ.
Chỉ xảy ra ở một bên đầu, xung quanh mắt hoặc thái dương.
Có thể lan sang các khu vực khác trên mặt, đầu và cổ.
Cảm giác đau tăng dần đến đỉnh điểm sau 5-10 phút và kéo dài trong 30 phút tới 3 tiếng.

Ngoài ra các triệu chứng khác kèm theo bao gồm:

Sưng mắt và xung quanh mắt (có thể xảy ra ở cả hai bên)
Đỏ mắt, chảy nước mắt quá mức ở bên bị ảnh hưởng
Nghẹt mũi và chảy nước mũi ở cùng với bên bị đau
Sụp và sưng mí mắt một bên
Đổ nhiều mồ hôi trên mặt, da mặt nhợt nhạt
Cơ thể mệt mỏi và cảm thấy bồn chồn

Đặc điểm cơn đau đầu từng cụm về đêm

Đau nửa đầu (đau đầu migraine)

Đau nửa đầu hay đau đầu migraine là một chứng đau đầu nguyên phát, xuất hiện thành đợt.

Triệu chứng đặc trưng là những cơn đau xảy ra ở một bên đầu, kiểu mạch đập, kéo dài từ 4 đến 72 giờ và thường có xu hướng nặng hơn khi gắng sức.

Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hôi.

Đau nửa đầu là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: căng thẳng kéo dài, tác động từ môi trường ngoài, thay đổi nội tiết tố...

Đau đầu Hypnic (đau đầu khi ngủ)

Hội chứng đau đầu khi ngủ là một loại rối loạn đau đầu nguyên phát hiếm gặp, lành tính, có liên quan đến giấc ngủ và thường xảy ra ở độ tuổi sau 50.

Chúng là những cơn đau vừa phải, đau nhói, xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đánh thức người bệnh khỏi giấc ngủ một hay nhiều lần trong đêm.

Các biểu hiện của hội chứng này bao gồm:

Các cơn đau đầu khởi phát đột ngột khi đang ngủ, thường là ban đêm (thường từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng), làm gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh tỉnh giấc.
Thời gian đau dao động từ 5 phút đến 12 giờ và hầu hết đều biến mất sau 3 giờ.
Tần suất thức giấc do đau đầu xảy ra trên 10 lần mỗi tháng và liên tục trong vòng hơn 3 tháng.
Không có triệu chứng thần kinh tự chủ (nghẹt mũi, chảy nước mũi và sưng mắt) hoặc bồn chồn kèm theo.
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng đau đầu khi ngủ vẫn chưa được làm rõ nhưng có thể liên quan tới tổn thương của não bộ.

Đau đầu về đêm do u não

Trong một số rất ít những trường hợp đặc biệt, đau đầu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý u não.

Khối u não phát triển sẽ làm tăng áp lực nội sọ và gây ra các cơn đau đầu với mức độ đau nghiêm trọng dần theo thời gian.

Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: co giật, buồn nôn và nôn mửa, suy giảm thị lực và thay đổi khả năng giữ thăng bằng.

Khối u não phát triển làm tăng áp lực và gây đau đầu về đêm

Các nguyên nhân khác

Một số tình trạng sức khỏe có thể góp phần gây ra cơn đau đầu về đêm như:

Ngưng thở khi ngủ
Nghiến răng
Huyết áp cao
Bệnh lý cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng ống cổ tay...

Điều trị đau đầu về đêm như thế nào?

Các thuốc giảm đau có vai trò quan trọng để giảm nhanh chóng cơn đau, giảm triệu chứng liên quan.

Việc này giúp người bệnh dễ chịu hơn và có thể quay trở lại giấc ngủ

Một số thuốc hay dùng là:

Nhóm thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib…
Thuốc giảm đau và giãn cơ: Tolperisone, Eperisone, Ergotamin
Thuốc giảm đau thông thường: Efferalgan, Paracetamol, Alaxan…
Nhóm dự phòng cơn đau: các loại thuốc chống trầm cảm, chống động kinh và đối kháng CGRP
Một số loại thuốc khác: Nhóm Triptans, Flunarizine, Propranolol…
Việc sử dụng các thuốc giảm và dự phòng đau đầu cần được thực hiện nghiêm theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc giảm đau.

Nếu đau đầu có liên quan tới các tổn thương thần kinh hoặc não bộ, can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Các biện pháp chăm sóc giúp giảm đau đầu

Với những cơn đau đầu nhẹ, không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng:

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà sử dụng đá lạnh hoặc khăn ấm để chườm đầu.

Những cơn đau do chấn thương hoặc va chạm, hay do viêm nên chườm lạnh để giảm đau.

Trong khi các trường hợp đau do kích thích thần kinh hoặc mạch não não sẽ hiệu quả khi chườm ấm.

Nhiệt độ sẽ giúp giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông và làm dịu kích thích thần kinh.

Sử dụng trà gừng

Gừng có đặc điểm là có tính nhiệt, vị cay nóng, hiệu quả trong việc giảm đau, giãn nở mạch máu và giảm đau.

Uống một cốc trà gừng nóng có tác dụng làm ấm cơ thể, giãn nở mạch máu, thúc đẩy khí huyết, ngoài ra còn có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng và thư giãn giấc ngủ hiệu quả.

Massage đầu

Xoa bóp đều từ huyệt Thái dương đến huyệt Ấn đường khi bị đau đầu.

Huyệt Thái dương nằm giữa chân mày và góc ngoài của mắt, ở chỗ lõm về phía sau đầu khoảng 2cm.

Còn huyệt Ấn đường nằm ở trán, chính giữa 2 đầu lông mày.

Đây là hai huyệt đạo chịu trách nhiệm cho hoạt động của các dây thần kinh vùng đầu - mặt.

Kích thích tại đây có tác dụng giảm đau đầu, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, cải thiện hoạt động của các dây thần kinh.

Huyệt thái dương và ấn đường giảm đau đầu về đêm

Cách thực hiện:

Đặt ngón trỏ và ngón giữa vào 2 bên huyệt Thái dương, sau đó ấn xuống với lực nhẹ và bắt đầu chuyển động massage theo vòng tròn 5-10 lần.
Di chuyển xuống huyệt Ấn đường rồi dừng lại, quay trở về huyệt Thái dương.
Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 - 15p sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
Bạn cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để ngăn ngừa cơn đau quay trở lại.

Sử dụng caffein

Caffeine được biết đến như một loại chất có tác dụng làm co mạch máu, kích thích thần kinh và tăng sự tỉnh táo. Sử dụng sản phẩm có chứa caffein có tác động tích cực đối với các triệu chứng đau đầu.

Các biện pháp cải thiện khác

Uống trà thảo mộc một tiếng trước khi đi ngủ
Đảm bảo phòng ngủ đủ tối và yên tĩnh
Để các thiết bị điện tử cách xa khỏi vị trí đầu
Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ từ 15-20 phút

Giảm đau đầu về đêm hiệu quả nhờ thuốc hoạt huyết Đông y

60% các cơn đau đầu, đau đầu về đêm có liên quan tới tình trạng máu không đủ cung cấp cho hoạt động của não bộ và thần kinh.

Trong khi đó, Đông y quan niệm đầu ở vị trí cao nhất của cơ thể, là “nơi hội của các kinh dương”, cũng là nơi tụ hội của não tuỷ.

Ba kinh dương và mạch Đốc chủ phần dương toàn thân đều đi lên đầu. Khí thanh dương của các phủ cùng huyết tinh hoa của các tạng đều theo kinh mạch hội tụ về đầu.

Khi có tác động của ngoại cảm hoặc nội thương, làm cho mạch lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại.

Thanh dương không thăng lên đầu được, bị trở trệ hay nghịch loạn gây ra chứng đau đầu.

Đông y thường sử dụng các vị thuốc chủ về khí huyết như xuyên khung, ích mẫu, đương quy, xích thược, ngưu tất, thục địa... để điều trị đau đầu, đau đầu về đêm do thiếu máu lên não. 

Sự kết hợp của các vị thuốc mang tới hiệu quả giúp bổ huyết, hoạt huyết, giải các vị trí đang ứ trệ, cải thiện lưu thông khí huyết, giúp an thần ngủ ngon đồng thời bổ sung công năng tạng phủ, thúc đẩy dinh huyết nuôi dưỡng não bộ.

Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh)… hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên

 

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //