Đau đầu sau khi ăn xong: Nguyên nhân & cách khắc phục
Có rất nhiều người gặp phải tình trạng đầu đau nhức sau khi dùng bữa xong. Đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu đó là do chế độ ăn kém khoa học. Tuy nhiên, ăn xong bị đau đầu đôi khi cũng là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tệ hơn là ngộ độc thức ăn…
I - Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau khi ăn
1. Ăn quá nhiều đồ mặn
Thói quen ăn nhiều đồ ăn mặn như mắm nêm, mắm ruốc, cà muối, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn… có thể là tác nhân gây ra tình trạng đau đầu sau khi ăn. Nguyên nhân là do trong muối có chứa nhiều natri, việc ăn nhiều đồ ăn mặn sẽ gây cao huyết áp, từ đó làm kích hoạt cơn đau đầu. Chưa kể, đồ ăn nhiều muối còn có thể gây mất nước, đồng thời làm tăng thể tích máu, ảnh hưởng đến co giãn mạch máu, tất cả những yếu tố trên đều có thể gây ra tình trạng đau đầu.
2. Ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường
Việc ăn nhiều đồ ngọt, chứa nhiều đường khiến không ít người gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu. Nguyên nhân là do các loại đồ ăn này làm thay đổi mức đường huyết trong máu, có thể làm tăng rồi giảm nhanh chóng, gây ra tình trạng hạ đường huyết sau ăn.
Người gặp phải tình trạng này ngoài bị đau đầu còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi, người yếu, run rẩy…
3. Ăn uống đồ lạnh
Khi bạn ăn hoặc uống một thứ gì đó rất lạnh, khiến các mạch máu đột ngột co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến não, gây ra một cảm giác nhói đau trên đầu, vùng trán. Đây được gọi là hiện tượng “não đóng băng”. Tình trạng đau đầu này chỉ trong khoảng 1 - 2 phút rồi biến mất nên hầu như không có gì đáng lo ngại.
4. Do dị ứng thực phẩm
Dị ứng một số loại thực phẩm (như tôm cua, hải sản, sữa bò…) không chỉ gây ra tình trạng khó thở hay các phản ứng ngoài da, tiêu hóa mà một vài trường hợp có thể gây ra đau nửa đầu, đau đầu đột ngột ngay sau bữa ăn.
5. Ăn phải thực phẩm kích thích đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu với cơn đau nhói dữ dội có thể xuất hiện khi ăn một số loại thực phẩm có chứa thành phần tyramine như kem chua, bơ, sữa, phô mai xanh… Ngoài triệu chứng nhức đầu, sau khi ăn các thực phẩm này một số người còn có nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng.
6. Ăn thực phẩm có chứa mì chính (bột ngọt)
Mì chính (bột ngọt) có thể chính là tác nhân kích hoạt chứng đau nửa đầu, đặc biệt là ở những người đau nửa đầu mạn tính.
Cụ thể, mì chính có nguồn gốc là axit glutamic, khi ăn vào cơ thể có thể kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh glutamate. Với những người có cơ địa nhạy cảm có thể gây kích thích tế bào thần kinh, từ đó sinh ra đau đầu.
Bên cạnh đó, thành phần natri glutamate có trong mì chính cũng có thể gây ra tăng huyết áp - yếu tố tác nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt.
7. Do bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cơ hàm bị đau mỗi khi nhai thức ăn thì rất có thể đó là do chứng TMJ (rối loạn khớp thái dương-hàm) gây ra. Ngoài đau tại khớp thái dương hàm, tình trạng này cũng có thể gây ra hội chứng đau cân cơ (MPDs), khiến các cơ mặt bị đau khi cố tình nhai thức ăn hoặc cử động miệng. Nếu các cơ mặt liên tục bị căng thẳng, tình trạng đau đầu sau khi ăn sẽ xuất hiện.
8. Do chứng không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây ra đau đầu ở nhiều người sau khi dùng bữa. Tình trạng này xả ra khi thức ăn được nạp vào cơ thể nhưng vì một nguyên do nào đó mà không thể tiêu hóa, chẳng hạn như do ăn quá nhiều hoặc mẫn cảm với chất có trong thức ăn. Ngoài các triệu chứng gây kích thích hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau thắt bụng,… không dung nạp thực phẩm còn gây cảm giác bồn chồn, buồn nôn và đau đầu.
9. Ngộ độc thức ăn
Nếu bạn bị đau đầu sau khi ăn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, nôn mửa, chân tay bủn rủn, đau bụng… thì rất có thể, bạn đã bị ngộ độc thức ăn.
Khi ăn phải những phải thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, các chất độc hại trong thức ăn tấn công toàn cơ thể và hệ thần kinh, khiến cơ thể bị mất nước và xuất hiện những cơn đau đầu.
II - Đau đầu sau khi ăn phải làm sao để khắc phục?
1. Uống thêm nước
Uống đủ nước mỗi ngày là việc nên làm đầu tiên và quan trọng trong việc khắc phục chứng đau đầu, đặc biệt là trong thời tiết nóng nực. Trong đó, nước lọc được coi là sự lựa chọn tốt nhất.
Theo khuyến nghị, người trưởng thành nên uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống các loại đồ uống chứa chất kích thích, chất làm ngọt nhân tạo vì nó có thể khiến chứng đau đầu càng thêm tồi tệ hơn.
2. Chườm lạnh
Khi bị đau đầu, đặc biệt là đau đầu nhói, bạn có thể chườm lạnh vào vị trí vùng thái dương để có thể làm giảm cơn đau đầu tại nhà.
3. Uống thuốc giảm đau
Để có thể làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau (như Aspirin), tuy nhiên cũng không nên lạm dụng.
4. Mát xa đầu nhẹ nhàng
Để việc mát xa đầu đem lại hiệu quả giảm đau, người bệnh cần xác định đúng dây thần kinh thị giác rồi nhẹ nhàng mát xa từ phía sau đầu.
5. Ngồi thiền
Việc ngồi thiền giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, cho đầu óc thư giãn, từ đó làm giảm đau đầu hiệu quả.
Cụ thể, người bệnh nên thiền khoảng 5 phút trong một không gian yên tĩnh, đủ ánh sáng.
6. Bôi hoặc xông tinh dầu
Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu (ví dụ như dầu hoa oải hương) vào nước nóng rồi xông mặt hoặc bôi vào hai bên thái thương để làm dịu đi cơn đau đầu.
7. Giữ chế độ ăn uống lành mạnh
Để có thể cải thiện cũng như phòng ngừa chứng đau đầu do ăn, bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và khoa học. Và đặc biệt, cần xác định rõ những loại thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng và nhạy cảm để phòng tránh nguy cơ kích hoạt cơn đau đầu.
Nếu như bản thân muốn xây dựng một chế độ ăn kiêng, tốt nhất người bệnh nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
8. Dùng thuốc Đông y
Nếu tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, không chỉ lúc sau khi ăn, người bệnh nên thăm khám và tìm cho mình những phương pháp khắc phục triệt để hơn lại an toàn, không gây tác dụng phụ. Một trong số đó chính là dùng Đông y.
Theo nghiên cứu, đau đầu, trong đó có đau đầu sau khi ăn nếu không phải do các tác nhân hay các bệnh lý đã được xác định rõ thì nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu máu lên não, gây ra suy nhược thần kinh, từ đó sinh ra chứng đau đầu.
Viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 từ Dược phẩm Nhất Nhất, nhờ cơ chế bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng tâm, an thần, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu lên não, từ đó không chỉ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu trong một khoảng thời gian ngắn mà còn hạn chế được tối đa nguy cơ tái phát.
Có thể thấy, đau đầu sau khi ăn là tình trạng hoàn toàn có thể khắc phục được hiệu quả ngay tại nhà nếu như tìm ra đúng nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan mà cần thăm khám tại các cơ sở y tế nếu tình trạng này xuất hiện liên tục hay có thêm những dấu hiệu bất thường khác.