Đau đầu khi ho: nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Đau đầu khi ho gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Hiểu về đau đầu khi ho, cách điều trị cũng như phòng ngừa để có sức khỏe tốt và thoải mái trong công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân nào dẫn đến đau đầu khi ho?
MỤC LỤC: Đau đầu khi ho là gì? |
Đau đầu khi ho là gì?
Đau đầu khi ho là một loại đau đầu bất thường được kích hoạt bởi ho và các loại căng thẳng, ví dụ như từ việc hắt hơi, hỉ mũi, cười, khóc, hát, cúi xuống hoặc đi tiêu. Nguyên nhân là do các hoạt động này tạo áp lực lên hệ thống hô hấp nên gây ra phản xạ ho.
Triệu chứng thường gặp của ho đau đầu
Đau Nhức Ở Phía Đỉnh Đầu: Đau đầu thường tập trung ở phía đỉnh đầu, tăng cường khi hoặc sau khi ho.
Cảm Giác Nặng Đầu: Nhiều người mô tả cảm giác nặng đầu, đặc biệt là sau khi có cú ho mạnh.
Kèm Theo Đau Rát Họng: Đau đầu khi ho thường đi kèm với đau rát họng, làm tăng cảm giác khó chịu.
Đau đầu khi ho gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh
Cơn ho có thể gây ra đau nhức đầu trong thời gian dài hoặc ngắn. Loại nhức đầu khi ho ngắn thường không gây ra nhiều lo ngại và thường chỉ là một tình trạng tạm thời, thường thì cơn đau sẽ tự giảm đi và không cần điều trị. Tuy nhiên cơn ho kéo dài đi kèm cơn đau đầu kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe xấu.
Tại sao khi ho gây đau đầu?
Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng gia tăng áp lực trong đầu (áp lực nội sọ) và các tình huống căng thẳng có thể đã gây đau đầu sau khi ho. Bên cạnh đó, các khiếm khuyết trong hộp sọ, tiểu não, khối u não cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, các bệnh hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho nhức đầu, đặc biệt là viêm xoang.
Đau đầu khi ho do viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, phù nề và xuất tiết nhiều dịch nhầy. Biểu hiện bao gồm: tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khạc đờm, đau mỏi vai gáy, đau mặt, nhức đầu.
Viêm xoang gây đau đầu thường là cảm giác nặng, tức vùng trán, má, thái dương (với viêm xoang trước), đau sau gáy, đau đỉnh đầu (với viêm xoang sau)… Cơn đau đầu kéo dài nhiều giờ và đau tăng lên khi ho.
Ứ trệ dịch ở xoang tạo áp lực lớn gây ra đau đầu
Cơ chế gây đau đầu khi ho là do những xoang này bị bít tắc gây ngừng trệ lưu thông dịch, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở những xoang này. Phản ứng viêm hình thành làm cho dịch nhầy được tiết ra ngày càng nhiều hơn gây sổ mũi, chảy nước mũi. Những dịch bẩn này ứ đọng và không thoát ra bên ngoài được, nằm trì trệ trong những hốc xoang tạo áp lực lớn cho xoang. Theo phản ứng của cơ thể gây ho nhằm đẩy những dịch này ra ngoài, vô tình tăng áp lực cho vùng đầu, từ đó gây ra hiện tượng đau đầu.
Phương pháp điều trị đau đầu ho
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà kế hoạch điều trị sẽ khác nhau.
Nếu bạn có tiền sử đau đầu khi ho nguyên phát, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc hàng ngày để giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau. Một số loại thuốc thường dùng là thuốc chống viêm, thuốc giúp giãn mạch và giảm huyết áp, thuốc lợi tiểu giảm áp lực bên trong hộp sọ.
Trong trường hợp đau đầu khi ho do viêm xoang, cần kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng viêm mũi xoang nhằm mục đích giảm ứ trệ lưu thông dịch ở các hốc xoang. Tốt nhất là nên sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược, có nguồn gốc từ bài thuốc cổ phương Đông y (ví dụ như Thuốc Xoang Nhất Nhất, Xịt Mũi Xoang Nhất Nhất) để tránh tình trạng nhờn thuốc.
Sử dụng xịt mũi xoang Đông y giúp giảm ứ trệ dịch nhày, giảm áp lực lên vùng đầu
Phòng tránh đau đầu khi ho
Khi hạn chế các hành động gây ra đau đầu – cho dù đó là ho, hắt hơi hoặc căng thẳng khi đi tiêu có thể giúp giảm số lượng các cơn đau đầu. Một số biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:
- Điều trị sớm các bệnh hô hấp như nhiễm trùng phổi, viêm phế quản
- Sử dụng thuốc giảm ho khi cần thiết
- Chích ngừa cúm hàng năm
- Sử dụng chất làm mềm phân để tránh táo bón
- Giữ cân nặng ở mức bình thường, khỏe mạnh.
Trên đây là một số biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa khi ho bị đau đầu, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay.
Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất
Công dụng Cách sử dụng |