Đau dạ dày có uống được Vitamin C không?

08-03-2023 15:59:39

Đau dạ uống uống vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng nhưng không biết liệu nó có ảnh hưởng tới dạ dày không. Nếu uống Vitamin C có cần phải thực hiện theo nguyên tắc nào để tránh tình trạng đau dạ dày trở nặng?

I. Đau dạ dày có uống được Vitamin C không

Hầu hết, tình trạng đau dạ dày ai cũng biết cần phải kiêng một số thực phẩm nhất định vì để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông thường việc cơ thể được bổ sung các loại vitamin có rất nhiều lợi ích. Nhưng đối với người bị đau dạ dày thường phải kiêng đồ chua vì có thể gây tổn hại đến dạ dày, nên đang băn khoăn rằng không biết bản thân có uống được Vitamin C không.

Nhưng theo các chuyên gia thì người đau dạ dày có thể dùng được Vitamin C hằng ngày để tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch. Với tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường đề kháng thì vitamin C sẽ giúp cho quá trình gây ức chế và đào thảo được vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể. (Hp - loại vi khuẩn chiếm nhiều phần trăm gây nên bệnh dạ dày).

Không những vậy, vitamin còn có khả năng giúp tăng cường tái tạo niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, giúp hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa.

Nếu bổ sung Vitamin C cùng lúc với việc sử dụng kháng sinh và nhóm thuốc bơm proton được dùng trong điều trị tình trạng viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp, từ đó sẽ làm giảm kích thích lên thành niêm mạc tiêu hóa và ngăn chặn được các tác dụng phụ xuất hiện.

II. Một số lợi ích của Vitamin C đối với cơ thể

Vitamin có mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều bệnh khác nhau, cơ thể không thể tự sản xuất ra nhưng có thể dung nạp qua các loại vitamin hòa tan được trong nước hoặc trong các loại trái cây và rau củ.

1. Bổ sung collagen, chống oxy hóa

  • Vitamin C có chức năng sản xuất được hàm lượng collagen là thành phần chính trong mô liên kết xương, dây chằng, sụn.
  • Hỗ trợ Vitamin E và các loại enzym chốn quá trình oxy hóa cụ thể như: Catalase, glutathione peroxidase… có khả năng bảo vệ được cơ thể trước quá trình tấn công từ các tác nhân xấu bên ngoài.
  • Vitamin C có khả năng chống lại các gốc tự được bắt nguồn từ các tia cực tím, ngăn ngừa tàn nhang, tình trạng lão hóa da, giúp tóc mềm mượt không khô xơ.

2. Thải độc

  • Vì vitamin C có khả năng hỗ trợ sản xuất được Interferon đây là một loại protein do tế bào trong cơ thể tạo ra để bảo vệ khỏi một số tác nhân gây bệnh và là yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch.
  • Vitamin C làm giảm các động tính có trong thuốc bằng việc đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.

3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

  • Được coi là một loại vitamin có chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường độ bền của thành mạch và giúp các mạch máu nuôi tim.
  • Do các yếu tố gây ra bệnh tim có thể xuất phát điểm là từ vấn đề tăng huyết áp, chất béo trung tính cao hoặc tình trạng cholesterol xấu, từ đó việc bổ sung vitamin có thể các nguy cơ này xảy ra, giảm nguy cơ phải đối mặt với bệnh tim.
  • Không những vậy, vitamin còn giúp cơ thể chống lại các cục máu đông không lưu thông, ngăn tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra. Bổ sung Vitamin C hạn chế tắc nghẽn giảm nguy cơ tăng huyết áp.

4. Kiểm soát huyết áp

  • Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng Vitamin C có tác dụng ổn định huyết áp đối với những người có tiền sử bị cao huyết áp.
  • Đối với người cao tuổi sử dụng vitamin để điều chỉnh huyết áp, sẽ giảm trung bình từ 4.9 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 1.7 mmHg với huyết áp tâm trương.

Lưu ý Vitamin C chỉ có tác dụng hỗ trợ do đó không nên quá phụ thuộc vào nó với hy vọng điều trị bệnh.

5. Bảo vệ trí não

  • Đối với tình trạng sa sút trí tuệ khiến người bệnh có suy nghĩ và trí nhớ không được minh mẫn. Bệnh ảnh hưởng khá lớn với 35 triệu người mắc trên tổng số thế giới và chủ yếu gặp ở người lớn tuổi.
  • Qua nghiên cứu cho thấy căng thẳng do oxy hóa cùng với tình trạng viêm gần não, thần kinh, cột sống sẽ có nguy cơ làm tăng tình trạng sa sút trí tuệ. Lúc nào, bổ sung thường xuyên Vitamin C sẽ có khả năng bảo vệ trí nhớ và giúp trí nhớ luôn trong trạng thái minh mẫn khi tuổi cao.

III. Những nguồn bổ sung Vitamin C tốt cho dạ dày

Người bị đau dạ dày muốn bổ sung Vitamin C đảm bảo, an toàn cần tham khảo các loại thực phẩm dưới đây:

  • Ớt chuông: Là loại thực phẩm giàu hàm lượng Vitamin C nhất vì có thể dễ dàng cung cấp được 95 mg.
  • Các loại quả như dưa lưới, đu đủ, ổi: Giúp cung cấp được hàm lượng Vitamin C vào cơ thể một cách dồi dào.
  • Các loại rau củ như bông cải xanh, súp lơ trắng: Nên dung nạp thêm một số loại rau này trong khẩu phần ăn hằng ngày để tăng cường Vitamin C tốt.
  • Cà chua, khoai tây: Mỗi ngày 1 củ có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 20 mg Vitamin C mỗi ngày, người bệnh có thể ăn sống hoặc nấu chín.

Bên cạnh đó, bổ sung Vitamin C bằng các viên uống cũng nhanh gọn và tiện lợi. Không chỉ cung cấp được đầy đủ hàm lượng Vitamin C mà còn có thể tăng cường được một số nhóm Vitamin khác cho cơ thể. Nhưng việc sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh gây hậu quả.

IV. Những lưu ý cho người đau dạ dày khi sử dụng Vitamin C

Tuy Vitamin C là loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi dùng cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

  • Bổ sung Vitamin C khi cơ thể thực sự cần từ người đau dạ dày hay người khỏe mạnh, vì nếu bổ sung thừa cũng không phải là một cách tốt.
  • Riêng đối với người bị đau dạ dày nên lựa chọn các loại có chứa Vitamin từ các thực phẩm để tránh độ chua làm kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày.
  • Đối với Vitamin C dạng sủi người đau dạ dày không nên sử dụng vì có thể độ chua của nó làm kích ứng tới niêm mạc dạ dày, điều này sẽ khiến bệnh không được tốt lên mà còn có nguy cơ nặng hơn.
  • Không nên uống Vitamin C vào buổi tối vì có thể gây hại thân, nên sử dụng Vitamin vào trước hoặc sau bữa ăn vào buổi sáng là thích hợp nhất.
  • Uống Vitamin C mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể giúp độc tố đào thải sớm ra ngoài cơ thể.

Như vậy, Vitamin C là một dưỡng chất tốt, người đau dạ dày có thể uống vitamin C mà không cần quá lo lắng. Chỉ cần chú ý bổ sung vừa phải, hợp lý là có dùng không lo đến niêm mạc dạ dày bị kích ứng.

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //