Cô giáo nhắc nhở những lỗi sai dễ mất điểm khi làm bài thi vào lớp 10 THPT
Đây là những lỗi hay mắc phải khi làm bài thi vào lớp 10 THPT, học sinh chú ý để tránh mất điểm đáng tiếc.
Bí quyết làm bài thi vào lớp 10
Với nhiều năm kinh nghiệm dạy Toán, ôn luyện học sinh và tham gia công tác coi chấm thi vào lớp 10, cô Đặng Thị Huế, giáo viên Trường THCS Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội đã chỉ ra nhiều lỗi học sinh hay bị sai khi làm bài môn Toán.
Cụ thể, học sinh thường gặp 6 lỗi cơ bản đáng tiếc như sau: Đọc sai đề bài, hiểu sai ý của câu hỏi; Vẽ sai hình; Vẽ toàn bộ hình bằng bút chì; Bỏ sót yêu cầu của bài toán dẫn đến giải thiếu ý; Tính toán sai; Nhớ nhầm công thức, khái niệm, định lý; Trình bày quá vắn tắt, bỏ bước dẫn đến mất điểm.
Cô Đặng Thị Huế, giáo viên Trường THCS Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, trong từng phần, từng dạng bài, thí sinh hay mắc các lỗi cụ thể dưới đây:
Những bài toán về căn thức
Nếu bài toán không cho điều kiện của biến, ta cần xác định điều kiện. Điều kiện này xuyên suốt bài toán.
Ngoài ra, học sinh cũng hay mắc lỗi khai căn sai dẫn đến sai kết quả, thiếu nghiệm hoặc với bài toán tìm x để biểu thức P là số nguyên, học sinh cũng mắc sai sót do xác định sai các yếu tố của đề bài dẫn đến sử dụng sai phương pháp.
Ví dụ: Giải phương trình
Lời giải sai: .
Kết luận: x = 0 là nghiệm của phương trình.
Lỗi sai: Lời giải sai là do x = 0 làm cho căn thức không xác định. Học sinh đã quên đặt điều kiện để biểu thức có nghĩa.
Lời giải đúng: Cần đặt điều kiện: (loại).
Kết luận: Phương trình vô nghiệm.
Thí sinh thi điểm thi Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội năm 2020. (Ảnh: Ngọc Hải, Phạm Hưng)
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Học sinh cần lưu ý 3 vấn đề:
– Tránh quên điều kiện khi gọi ẩn, hoặc đặt điều kiện sai.
– Các đại lượng phải được quy về cùng đơn vị, ví dụ km, giờ, km/h.
– Chú ý kết luận. Nếu bài toán có hai biến x, y thì nhiều học sinh kết luận sai như sau: (x; y) = (1;-5), (-5; 1). Kết luận đúng: (x; y) = (1;-5) hoặc (x; y) = (-5; 1).
Bài đồ thị hàm số
Ở dạng bài đồ thị, học sinh thường mắc các lỗi:
– Nhận diện sai đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai: vẽ đồ thị bậc hai là đường thẳng.
– Nhầm hoành độ và tung độ, các điểm thuộc trục tung thì hoành độ phải bằng 0 và ngược lại.
– Nhầm lẫn như sau: "Hoành độ giao điểm là nghiệm hệ phương trình", "tọa độ giao điểm là nghiệm của phương trình".
– Trong chương trình thi toán chung vào lớp 10, học sinh không được sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng, không được sử dụng điều kiện hai đường thẳng vuông góc.
Học sinh thi vào lớp 10 chuyên năm 2021. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
Phương trình bậc hai
Ở dạng bài này, học sinh hay mắc lỗi về dấu, nhầm dạng, quên xét điều kiện cho nghiệm, sai sót khi biện luận số nghiệm của phương trình hoặc tìm mối liên hệ giữa các nghiệm.
Ví dụ: Giải phương trình
Lời giải sai:
Điều kiện: (thoải mãn ĐK)
Kết luận: Vậy x = 4 hoặc x = 7 là nghiệm của phương trình.
Nếu học sinh thử lại thì x = 4 không thoả mãn. Chỉ có x = 7 là nghiệm của phương trình.
Lỗi sai: Ở lời giải trên học sinh sử dụng dấu tương đương (đầu tiên) là sai.
Nhận xét: Dấu tương đương đầu tiên học sinh thay bằng dấu suy ra, sau khi tìm được x, học sinh thử lại giá trị của x tìm được vào phương trình, giá trị nào thoả mãn thì kết luận là nghiệm.
Lời giải đúng:
Điều kiện... Vì...
Vậy x = 7 là nghiệm của phương trình.
Hình học
Phần hình các bạn thường ít nhầm lẫn nhưng cần lưu ý để làm đúng và đạt điểm tối đa:
– Vẽ hình chính xác và ký hiệu đầy đủ. Chỉ đường tròn được vẽ bút chì, các đường khác vẽ cùng màu với chữ viết. Khi gọi thêm điểm ta phải giới thiệu trong bài.
– Không vẽ hình vào trường hợp đặc biệt, tránh ngộ nhận. Đề bài cho tam giác thường thì ta không nên vẽ tam giác đều, hoặc tam giác vuông…
– Ký hiệu 2 tam giác bằng nhau hoặc đồng dạng đúng thứ tự.
– Khi sử dụng định lý, hoặc dấu hiệu nào cần ghi chính xác.
– Không dùng điều đang cần chứng minh để chứng minh chính nó.
Học sinh cần dành thời gian kiểm tra lại bài sau khi làm để không đánh mất điểm một cách đáng tiếc.