Chứng ốm nghén nặng khiến mẹ bầu nôn đến rách cơ bụng
Rất ít người biết rằng chứng ốm nghén nặng có tên khoa học là hyperemesis gravidarum (HG) này có thể gây ảnh hưởng tới các mẹ thậm chí là nhiều năm sau khi sinh.
Chia sẻ về trải nghiệm của mình, mẹ 37 tuổi Caitlin Dean (Anh) cho biết, cô cảm thấy giống như toàn bộ cơ thể mình bị nhiễm độc, người cảm giác ốm mệt 20 tới 30 lần mỗi ngày và rất nhanh bị mất nước.
Chứng bệnh này khiến cô nôn nhiều tới mức gây rách một cơ bụng, để lại cho cô chứng đau lưng dai dẳng về sau.
Sau khi sinh em bé đầu lòng, hai vợ chồng đã thảo luận về việc nhận con nuôi thay vì tiếp tục sinh con. Nhưng sau đó, cả hai đã quyết định cố gắng vượt qua.
Thế nhưng, "hiệu ứng" của chứng bệnh này không dừng lại ở đó. Cho đến bây giờ, tức đã 5 năm kể từ khi sinh em bé thứ 3, cô vẫn còn bị ám ảnh, cảm thấy buồn nôn khi gặp phải những sự kiện tương tự như trong quá khứ.
Chứng ốm nghén HG này được cho rằng có tỉ lệ mắc phải là 1/100, có thể khiến những người mắc phải giảm đi hơn 5% trọng lượng cơ thể thông thường bởi vì họ không thể giữ lại thức ăn và chất lỏng trong cơ thể.
Chứng nghén nặng là một biến chứng của thai nghén đặc trưng bởi buồn nôn và nôn ói quá nhiều (hơn 3 lần một ngày) đến nỗi sụt cân và mất nước. Có khoảng 1% bà bầu mắc phải tình trạng này.
Chứng nghén nặng khi mang thai khá nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Vấn đề thường bắt đầu sau 5 – 10 tuần mang thai và thường biến mất ở tuần thứ 20. Một số triệu chứng khác của tình trạng này: Khô miệng; Tim đập nhanh; Ít đi tiểu; Thường xuyên khát nước; Huyết áp thấp.
Nguyên nhân của chứng nghén nặng là do hormone tăng lên trong thời gian mang thai còn làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh nguyên nhân này còn có một số nguyên nhân khác như:
♦ Nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao khiến khứu giác của bạn trở nên nhạy bén. Vì vậy, nếu món ăn có mùi quá nặng sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn
♦ Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai cũng khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn
♦ Hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc xử lý các món ăn giàu chất béo, do đó bạn sẽ thấy buồn nôn
♦ Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
♦ U nang hoàng thể cũng là một nguyên nhân khiến cho các triệu chứng ốm nghén trở nên trầm trọng
♦ Nếu mẹ và người thân khác trong gia đình bị ốm nghén thì nhiều khả năng bạn sẽ mắc phải tình trạng này
♦ Mang thai sau 30 tuổi
♦ Thai kỳ bất thường, chẳng hạn như mang thai giả
♦ Mang đa thai khiến nhau thai phát triển to hơn. Nồng độ hormone estrogen, progesterone và hCG cũng cao hơn, dẫn đến tình trạng nôn mửa trầm trọng
♦ Cường giáp hoặc suy giáp
♦ Cao huyết áp, đau nửa đầu và đái tháo đường thai kỳ
♦ Thừa cân
♦ Bị chứng say sóng
♦ Bạn đang mang thai một bé gái