Chen chân xem thanh niên Hà thành mặc váy, tô son múa "con đĩ đánh bồng"

06-02-2017 07:54:00

Hình ảnh các chàng trai trẻ đánh phấn, tô son, mặc váy giả gái... biểu diễn điệu múa "con đĩ đánh bồng" tại hội làng Triều Khúc khiến nhiều người reo hò, thích thú.

Chiều 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội) được tổ chức đã thu hút được hàng ngàn người dân và du khách thập phương.

Khung cảnh hội làng Triều Khúc vào chiều 5/2. Ảnh Tri Thức Trực Tuyến

Lễ hội làng Triều Khúc được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. 

Màn rước kiệu quanh làng. Ảnh Tri Thức Trực Tuyến

Tiếp mục được mong đợi nhất phải kể đến là màn múa “con đĩ đánh bồng”, một điệu múa có tính ước lệ cao do các thanh niên đóng giả nữ biểu diễn.

Màn múa "con đĩ đánh bồng" do thanh niên trong làng biểu diễn. Ảnh Pháp luật TP.HCM

Những chàng trai nhập vai phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, đó là con trai gốc của làng Triều Khúc, chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, học hành giỏi giang...

Các chàng trai được tuyển chọn rất kỹ. Ảnh Pháp luật TP.HCM

Để được trở thành thành viên chính thức, các chàng trai phải tập luyện cả năm trờiẢnh Pháp luật TP.HCM

Và đôi mắt cũng phải thể hiện được sự lẳng lơ... Họ lả lướt như những "con đĩ đánh bồng" thực thụ. 

Em Cao Nhật Minh (13 tuổi) là người múa trẻ nhất trong số 12 người tham gia điệu đánh bồng. Minh được nhiều người vỗ tay tán thưởng. Ảnh Tri Thức Trực Tuyến

Khâu chuẩn bị, các thanh niên đánh phấn tô son trước giờ biểu diễn. Ảnh Pháp luật TP.HCM

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 8, đức vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay) đã đóng đại quân ở làng Triều Khúc.

Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, ngài đã cho binh lính đóng giả trang làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

Chính vì vậy, ''con đĩ đánh bồng'' được coi là điệu múa cổ không thể thiếu tại mỗi kỳ hội làng Triều Khúc nhằm tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương. 

Minh Tuệ (T/h)
Theo Đời sống Plus //