Chế độ ăn dành riêng cho người bị viêm loét đại tràng
Chế độ ăn là nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng, nhưng chọn đúng loại thực phẩm sẽ giúp bệnh thuyên giảm và ngăn ngừa tái phát. Vậy chế độ ăn của người bị viêm loét đại tràng cần chú ý điều gì?
Tìm hiểu chế độ ăn dành cho người bị viêm loét đại tràng
Triệu chứng viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc của đại tràng. Viêm loét đại tràng thường bắt đầu dần dần, các triệu chứng sẽ nặng hơn theo thời gian. Viêm loét đại tràng có thể bắt đầu trước 30 tuổi, nhưng một số trường hợp phát bệnh khi đã ngoài 60 tuổi.
Các triệu chứng viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Đau quặn thắt bụng
- Tiêu chảy, phân có máu hoặc mủ
- Muốn đi đại tiện khẩn cấp
- Mặc dù rất muốn nhưng không đi đại tiện được
- Giảm cân
- Mệt mỏi kéo dài
- Sốt
Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc của đại tràng
Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống và căng thẳng là những nguyên nhân điển hình gây viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ra căn bệnh này. Khi hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, phản ứng miễn dịch bất thường sẽ khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào trong đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm loét đại tràng
Thay đổi chế độ ăn uống được coi là biện pháp quan trọng, do bệnh chủ yếu do ăn uống gây ra. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết nên thay đổi chế độ ăn uống của mình như thế nào cho phù hợp.
1. Các thực phẩm cần hạn chế
Các loại thực phẩm làm cho bệnh viêm loét đại tràng nặng hơn thường phụ thuộc vào từng người và vị trí viêm.
Đối với một số người, chất xơ (có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ) có thể khiến triệu chứng bùng phát vì chất xơ khó tiêu hóa.
Nếu trái cây và rau củ khiến bạn khó chịu, thì nên chế biến theo cách hầm nhừ để dễ tiêu hóa hơn, chứ không nên loại bỏ.
Người bị viêm loét đại tràng cần tránh các thực phẩm cay, chứa nhiều chất béo, đồ uống có ga, caffein, rượu bia…
2. Các thực phẩm và dưỡng chất nên bổ sung
Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo omega-3 có khả năng chống viêm, giúp giảm viêm loét đại tràng.
Axit béo omega-3 có trong các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi), hạt lanh, quả óc chó, đậu Hà Lan, súp lơ, trứng…
Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh
Lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập hệ cân bằng vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, chống nhiễm trùng.
Lợi khuẩn còn giúp ngăn chặn vi khuẩn xấu, làm thay đổi chức năng của hệ thống miễn dịch niêm mạc và tăng khả năng chống viêm.
Các thực phẩm lên men rất giàu lợi khuẩn gồm: dưa muối, kim chi, sữa chua, trà kombucha… Bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh.
Thực phẩm giàu chất sắt
Một triệu chứng chính của viêm loét đại tràng là thiếu máu do tình trạng viêm loét.
Để ngăn ngừa thiếu máu, nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan, rau bina, trứng…
Thực phẩm giàu folate
Folate là một loại vitamin quan trọng, giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới, hỗ trợ tiêu hóa và chức năng miễn dịch. Bổ sung folate còn làm giảm nguy cơ loạn sản đại trực tràng và ung thư ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính.
Các loại thực phẩm giàu folate gồm đậu xanh, đậu lăng, măng tây, bơ, củ cải đường và bông cải xanh.
Nghệ
Curcumin có trong nghệ là một hợp chất chống viêm mạnh nhất thế giới, giúp chữa lành đường ruột và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn tốt. Nghiên cứu cho thấy, những người bị viêm loét đại tràng đã thuyên giảm triệu chứng sau khi bổ sung curcumin.
Trên đây là những thực phẩm nên ăn và nên tránh với người bệnh đại tràng, nhưng cần lưu ý, chế độ ăn uống chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế được thuốc chữa bệnh. Người bị viêm đại tràng cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp dùng thuốc đại tràng Đông y để tác động dần dần, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Điều trị viêm loét đại tràng kết hợp Đông – Tây y
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm thường là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ chỉ định. Thuốc chống viêm không được sử dụng trong thời gian dài vì tiềm ẩn tác dụng phụ.
Người bị viêm loét đại tràng cần kết hợp dùng nhiều loại thuốc
Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch dùng để ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch bắt đầu quá trình viêm.
Thuốc kháng sinh
Dùng khi tình trạng viêm loét gây sốt cao.
Thuốc chống tiêu chảy
Dùng khi người bệnh bị tiêu chảy kéo dài.
Thuốc đại tràng Đông y
Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng với cơ chế hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống, nhờ sự kết hợp của các dược liệu như hoạt thạch, bạch thược, bạch truật, cam thảo, hậu phác, hoàng liên, mộc hương, ngũ bội tử, xa tiền tử…
Bài thuốc dùng để trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Người bị viêm loét đại tràng có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): |