Chăm chỉ ăn những món này, về già không lo bị bệnh xương khớp hành hạ
80% người trên 70 tuổi mắc bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống và luôn phải sống trong cảnh đau lưng, đau khớp, ê mỏi vai. Do đó ngay từ khi còn trẻ nên tích cực ăn các loại thực phẩm sau để phòng bệnh xương khớp.
Ăn gì để phòng bệnh xương khớp?
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa luôn xếp hạng đầu trong danh sách các thực phẩm phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì chứa nhiều canxi, thành phần cấu thành nên xương. Nếu không uống sữa tươi có thể thay thế bằng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, sữa bò, bơ,…
Sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho xương chắc khỏe. Ảnh Internet
1 hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. 1 miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi. Trong khi đó, bơ có khả năng kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh collagen – “thần dược” tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương.
Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, hãy chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường. Trẻ được cha mẹ cho uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa thường xuyên sẽ cao lớn, khỏe mạnh và không lo bị thoái hóa cột sống, mắc bệnh xương khớp khi về già.
Các loại gia vị
Hầu hết các loại gia vị như ớt, tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh thoái hóa khớp. Các hoạt chất Capsain được tách từ ớt còn có thể bôi chữa sưng đau khớp, thoái hóa khớp.
Ngũ cốc
Các loại hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa. Chăm chỉ ăn ngũ cốc như đậu nành sẽ làm triệu chứng thoái hóa xương khớp thuyên giảm hẳn, cảm giác đau nhức cũng không còn và đặc biệt không hề có tác dụng phụ.
Thịt cá và xương ống
Với quan niệm ăn gì bổ nấy, các món ăn được hầm từ xương, sụn sẽ cung cấp một lượng canxi và các chất dinh dưỡng đáng kể giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Các loại thịt, cá biển, tôm cua, sò, ốc,.. cũng là nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho cơ thể để phòng bệnh xương khớp.
Nên ăn cá biển thường xuyên để trí não thông minh, cơ thể dẻo dai. Ảnh Internet
Đặc biệt, một số loài cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích có chứa nhiều axít béo omega-3, chất này sau khi đi vào cơ thể được biến đổi thành prostaglandin, giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Các chuyên gia khuyên nên ăn cá biển 2 lần/tuần, mỗi lần từ 300g - 400g.
Tuy nhiên cần lưu ý ăn đồ đạm với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều và cần bổ sung cả rau, trái cây để không dẫn tới dư thừa chất đạm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Hãy nhớ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi là bí quyết tuyệt vời giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
Làm gì để không thoái hóa xương khớp?
Vận động thường xuyên
Bên cạnh việc tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm giàu canxi, mỗi người cũng nên có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn.
Việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông góp phần tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ cơ thể khỏi những khó chịu, bất tiện của bệnh xương khớp.
Hạn chế tập luyện cường độ mạnh
Nhiều người có thói quen khi thấy ê mỏi người sẽ tập luyện với cường độ mạnh hơn với hy vọng lấy lại sức mạnh và sự dẻo dai cho xương khớp. Trên thực tế, khi cơ thể xuất hiện những cơn đau mỏi, tốt nhất nên nghỉ ngơi để xương khớp có thời gian ổn định và phục hồi. Sau thời gian phục hồi, nên tập luyện thể thao lại với cường độ tăng dần để cải thiện độ dẻo dai cho xương khớp và cơ bắp.
Tận dụng vitamin D tự nhiên
Tích cực đi tắm nắng vào sáng sớm làm giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp. Ảnh Internet
Thường xuyên phải đi sớm về muộn và nhốt mình trong văn phòng là đã bỏ phí nguồn vitamin D bổ ích trong trong ánh nắng mặt trời. Hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6h đến 8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D tốt nhất.
Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt
Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Đồng thời, cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Với trẻ nhỏ, cần chú ý rèn cho chúng thói quen đi đứng thẳng lưng, ngồi học đúng tư thế để bảo vệ cột sống.
Tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh
Khi cơ thể béo lên nhanh, các khớp xương sẽ phải chịu thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng, nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân.
Không mang vác vật nặng
Mang vác vật nặng có thể dẫn đến tổn thương khớp gây ra đau nhức. Điều này chuyển biến xấu hơn khi những lỗ tổn thương nhỏ phát triển lớn trên mặt sụn khớp, dẫn đến thoái hóa cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp khi có tuổi.
Chữa dứt điểm viêm khớp chỉ bằng 1 thìa dầu dừa và nước cải bắp