Cây dừa cạn có thể chữa ung thư: Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu nói gì?
Ung thư là một căn bệnh ác tính của tế bào, hay di ăn nên việc điều trị ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Dừa cạn là loại cây thân cỏ, có sức sống khá tốt, chịu được chế độ dinh dưỡng khô cạn. Theo Đông y, dừa cạn có tính có tính mát, vị đắng, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, trị viêm và hạ huyết áp. Vì vậy chúng được sử dụng để phơi hãm trà điều trị chứng huyết áp cao, bệnh mạch vành.
Thời gian gần đây, xuất hiện thông tin cây dừa cạn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt tốt cho bệnh nhân ung thư máu.
Cây dừa cạn có thể chữa khỏi ung thư?
Từ năm 1952, y học đã phát hiện ra dược tính của dừa cạn. Xuất phát từ việc bác sĩ Clark Noble ở Canada đã nhận được một gói chuyển phát nhanh loại cây này do một người dân gửi tới với lời giới thiệu “dân địa phương đã dùng chúng trị bệnh tiểu đường” nên ông đã đưa vào phân tích.
Kết quả khá bất ngờ, thay vì tác dụng hạ đường huyết trong máu, ông lại phát hiện ra hoạt tính trị bệnh ung thư bạch cầu của loại cây này. Dừa cạn đã được đưa vào bệnh viện thử nghiệm và trở thành cây dược liệu chính thức theo y khoa hiện đại.
Kết quả phân tích của bác sĩ Clark, chiết xuất dừa cạn giàu alkaloid (gồm các loại: vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, pirinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin….).
Trong đó thành phần vincristin, vinblastin khi tách chiết thành dạng thuốc tiêm sẽ có tác dụng lớn trong ức chế tế bào hoặc sự phân bào. Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu.
Đặc biệt đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh bạch cầu tốt hơn nên chiết xuất dừa cạn càng trở nên quý với bệnh nhân ung thư máu.
Tuy nhiên không phải cứ dùng trà dừa cạn thì chữa được ung thư, bởi một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc nên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Hoạt chất trong dừa cạn phụ thuộc vào nơi trồng và thu hái. Giống trồng ở Việt Nam được đánh giá là thảo được tốt tương đương dừa cạn ở Madagascar, chứa khoảng 0,1-0,2% alkaloid toàn phần. Tỷ lệ alkaloid trong rễ (0,7-2,4%) cao hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%). Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… cũng đang ra sức bào chế thuốc từ loại cây này
Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM cho biết thời gian vừa qua xuất hiện quá nhiều loại cây được quảng cáo là chữa ung thư tuy nhiên trên thực tế đó chỉ là thông tin không chính thống, không mang tính khoa học.
Từ trước đến nay chỉ có cây dừa cạn đã được chứng minh bản thân cây có chứa một hoạt chất có thể sử dụng làm hoá chất diệt ung thư.
Bác sĩ Phạm Xuân Dũng – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM
Tuy nhiên để sản xuất được hoạt chất này người ta phải tách chiết rất nhiều công đoạn.
Ngoài khả năng có thể chữa được ung thư, cây dừa cạn còn rất hiệu nghiệm trong một số bệnh như:
Tăng huyết áp: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hòe (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
Mất ngủ: lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.
Rong kinh: lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, để tránh ung thư và phát hiện sớm và có cơ hội chữa lành nhanh hơn, các chị nên khám sức khỏe định kỳ đi ạ. Bệnh nhân ung thư tuyệt đối không nên bỏ qua giai đoạn vàng trong việc điều trị bệnh. Người nào trong gia đình có người mắc bệnh ung thư, người còn lại cũng nên đi tầm soát vì rất có khả năng mình cũng mắc bệnh vì ung thư có tính di truyền.