Cảnh báo triệu chứng đau dạ dày HP ít người nhận biết

10-09-2022 11:09:29

Đau dạ dày HP nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người bị nhiễm HP không có triệu chứng cụ thể. Vậy làm sao để nhận biết?

Điều trị đau dạ dày HP ngay từ sớm để phòng ngừa biến chứng

Đau dạ dày HP là gì?

HP tên đầy đủ là H. pylori (Helicobacter pylori) là vi khuẩn có khả năng sinh tồn và phát triển trong dạ dày của con người. HP nhân lên trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và tá tràng, tiết ra một loại enzyme để chuyển urê thành amoniac.  Amoniac cho phép vi khuẩn tồn tại trong môi trường axit dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày và loét dạ dày.

Vi khuẩn H. pylori hiện diện trong khoảng 50% đến 75% dân số thế giới. Tuy nhiên, không phải ai có vi khuẩn này trong người cũng mắc bệnh dạ dày. Nhiễm H. pylori chủ yếu xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ sống trong điều kiện đông đúc và khu vực có điều kiện vệ sinh kém.

Vi khuẩn HP có thể lây từ người này sang người khác. Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Nhiễm trùng có thể lây lan khi hôn, chạm vào bề mặt bị nhiễm vi khuẩn, thậm chí lây qua nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn.


Vi khuẩn HP có khả năng sinh tồn và phát triển trong dạ dày

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Chỉ có khoảng 20% người bị nhiễm HP xuất hiện triệu chứng. Hầu hết các triệu chứng xuất hiện là do viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng.

  • Đau âm ỉ hoặc nóng rát ở dạ dày: thường xuất hiện sau ăn vài giờ hoặc ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ, thậm chí vài ngày đến vài tuần.
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi
  • Buồn nôn và nôn
  • Khó tiêu
  • Chán ăn
  • Phân sẫm màu (có máu trong phân)

Nhiễm HP dẫn đến biến chứng gì?

Nhiễm HP có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng niêm mạc của khoang bụng)
  • Tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến dạ dày


Đau dạ dày HP không điều trị có thể dẫn đến thủng, loét dạ dày

Chẩn đoán nhiễm khuẩn HP bằng cách nào?

Nếu có các triệu chứng tiêu hóa (như đau dạ dày âm ỉ, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, sụt cân), bạn có thể cần phải xét nghiệm HP.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các kháng thể với HP.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra kháng nguyên trong phân hoặc xét nghiệm nuôi cấy phân.
  • Kiểm tra hơi thở: Kiểm tra mức carbon dioxide bất thường, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm HP.
  • Nội soi dạ dày: Nếu các xét nghiệm khác không kết luận được.

Viêm dạ dày âm tính là gì?

Nếu sau các xét nghiệm, không thấy sự hiện diện của vi khuẩn HP, thì được gọi là viêm dạ dày âm tính. Viêm dạ dày âm tính có thể do nhiều nguyên nhân như: ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia, bị căng thẳng kéo dài…

Nếu các xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn HP, thì cần điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tránh bỏ dở bởi vi khuẩn HP rất dễ tái phát và kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn.

Điều trị đau dạ dày HP bằng cách nào?

Nếu bị nhiễm HP mà không có triệu chứng thì không cần phải điều trị. Nếu đã được chẩn đoán nhiễm HP, cần phối hợp điều trị.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị đau dạ dày HP thường kết hợp cả thuốc kháng kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit trong tối đa 14 ngày.

  • Thuốc kháng sinh: Thường kết hợp hai loại thuốc kháng sinh.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sau khi điều trị, người bệnh có thể cần xét nghiệm H. pylori để theo dõi xem đã hết nhiễm trùng hay chưa. Thông thường, sau 1 đợt dùng kháng sinh là hết nhiễm trùng. Nếu vẫn còn, có thể bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác.


Điều trị nhiễm khuẩn HP cần phải kết hợp nhiều loại thuốc

Điều trị hỗ trợ bằng thuốc dạ dày Đông y

Vi khuẩn HP không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày hay ung thư dạ dày. Thủ phạm chính là do viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP cùng rất nhiều thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học là tác nhân gây viêm loét dạ dày. Do đó, cùng với việc điều trị bằng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp dùng thêm thuốc dạ dày Đông y để giảm triệu chứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đông y có bài thuốc dạ dày nổi tiếng với công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Nhờ tác động 4 trong 1, vừa giảm đau, đầy chướng bụng, vừa ngăn ngừa hàn tà xâm nhập, nên bài thuốc này không chỉ giúp điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Bài thuốc dạ dày này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạ dày dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.

Thuốc dạ dày Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất - Nguồn gốc thảo dược

Tác dụng: Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.

Chỉ định:

- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.

- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //