Cẩn thận rước họa khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm được dùng phổ biến để điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy hiệu quả nhanh chóng, nhưng thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cần thận trọng
Cần thận trọng khi chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống viêm
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ (viêm), dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Các thuốc chống viêm như corticoid, NSAID (chống viêm không steroid) thường được bác sĩ kê để làm giảm triệu chứng viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp...
Các thuốc corticoid
Thuốc corticoid là nhóm thuốc được dùng phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều tác hại
Các thuốc corticoid được bác sĩ dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp như: dexamethasone, methylprednisolone, prednisolon... có thể ở dạng viên, dạng tiêm với nhiều tên biệt dược khác nhau. Mỗi loại corticoid lại có độ chống viêm nặng, nhẹ khác nhau; tác dụng ngắn, dài khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ kê đơn loại thuốc với liều dùng phù hợp.
Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc corticoid như:
- Mệt mỏi;
- Kích ứng dạ dày,
- Viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa;
- Các vấn đề về tim và tổn thương thận;
- Kéo dài thời gian chảy máu,
- Tăng nguy cơ xuất huyết;
- Người bệnh dễ bị nhiễm trùng;
- Mỏng da, teo da;
- Tăng huyết áp;
- Tăng cân;
- Khó ngủ...
- Dùng corticoid càng lâu thì càng có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ của thuốc, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, các vấn đề về tim mạch, béo phì, loãng xương...
Vì vậy, để giảm thiểu hoặc hạn chế các tác dụng phụ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng liều thấp nhất, kết hợp các thuốc chống loét đường tiêu hóa như omeprazole, hoặc canxi và vitamin D để dự phòng loãng xương. Người bệnh không được ngừng thuốc đột ngột, mà phải giảm liều từ từ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid là một nhóm thuốc bao gồm các thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid. Cơ chế tác động của các thuốc NSAID liên quan đến sự ức chế COX-1 (enzym cyclooxygenase-1) và/hoặc COX-2.
Thuốc được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm ức chế COX không chọn lọc: (ức chế cả COX-1 và COX-2) như ibuprofen, diclofenac... với nhiều tác dụng không mong muốn về tiêu hóa (viêm, loét, thủng dạ dày, tá tràng, ruột non...)
- Nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2: như meloxicam, celecoxib, etoricoxib... có ưu thế là ít tác dụng không mong muốn về tiêu hóa, nhưng lại cần thận trọng trong các trường hợp có bệnh lý tim mạch (suy tim sung huyết, bệnh lý mạch vành...).
Việc chỉ định một thuốc nào trong nhóm cần cân nhắc trên một bệnh nhân cụ thể.
Các thuốc NSAIDs có thể gây nhiều tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa hoặc tim mạch
Để sử dụng thuốc an toàn, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể. Ở các đối tượng có nguy cơ cao như: tiền sử dạ dày, tim mạch, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ có thai... cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Một số bất lợi thường gặp như:
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu...);
- Viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa;
- Nhức đầu, chóng mặt, phát ban, phù...
Các thuốc kể trên cũng chỉ làm giảm các triệu chứng viêm, giảm thiểu đau ở khớp mà không loại trừ được các nguyên nhân gây viêm, không làm thay đổi tiến triển của quá trình bệnh lý chính.
Bởi vậy, chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống viêm không phải là giải pháp hoàn hảo. Để điều trị đạt hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn và tiết kiệm chi phí, bệnh nhân nên có sự kết hợp giữa Đông và Tây y.
Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với các bệnh lý xương khớp bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài, thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh tuy nhiên hay gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y tác động vào cả nguyên nhân gây bệnh nên có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, đa phần các sản phẩm thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên các bài trong sách, internet, chưa có nghiên cứu bài bản nên ít được tin dùng. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền có hiệu quả thực sự, bài thuốc trị xương khớp bí truyền có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO. Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị bệnh xương khớp cũng đã được thực hiện các nghiên cứu đầy đủ, khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.