Cần cảnh giác với những cơn đau quặn bụng khi đói!

27-06-2022 14:12:40

Nhiều người thường nghĩ đau quặn bụng khi đói là bệnh dạ dày. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của bệnh đại tràng. Cần phân biệt đúng để điều trị bệnh đúng cách.

Đau quặn bụng khi đói là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa

Đau quặn bụng khi đói – dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng là phản ứng khi đói, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa. Tiêu biểu như:

Bệnh dạ dày

Khi đói, cơ thể sẽ giải phóng hormone ghrelin trong dạ dày và ruột non. Hormone này là tín hiệu để dạ dày tiết ra các axit dịch vị, chuẩn bị tiêu hóa thức ăn. Nếu bụng đói, dạ dày trống rỗng, axit có thể tấn công niêm mạc dạ dày, ăn mòn lớp niêm mạc, gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, ợ chua, trào ngược axit.

Dịch vị tiết ra liên tục mà không có thức ăn để tiêu hóa, sẽ gây đau quặn bụng dữ dội, kèm sôi bụng, phát ra tiếng “ục ục”, buồn nôn, cảm giác bụng bỏng rát…

Hội chứng ruột kích thích

Đau quặn bụng khi đói, nhất là vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt).

Viêm đại tràng co thắt gây ra cơn co rút đau đớn ở vùng bụng, đi kèm với các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện, cảm giác đại tiện xong chưa hết phân, táo bón, tiêu chảy xen kẽ…

Ở người bị viêm đại tràng co thắt, bụng đói sẽ làm tăng sự mẫn cảm của đường ruột, kích thích các dấu hiệu đặc biệt là đau quặn bụng.

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng khá phổ biến, tỷ lệ mắc trên thế giới khoảng 15-20%, chủ yếu ở nhóm tuổi 40-60. Do vậy, bị đau bụng quặn khi đói kèm thay đổi thói quen đi đại tiện thì nên nghĩ đến hội chứng này, để điều trị phù hợp và đúng cách.


Hội chứng ruột kích thích gây đau quặn bụng khi đói

Đau bụng khi đói do viêm đại tràng co thắt có cần đi khám?

Nhìn chung, bệnh đại tràng co thắt không làm thay đổi mô ruột hoặc tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nhưng những triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau bụng khi đói kèm các dấu hiệu sau, thì nên đi khám để được điều trị:

  • Chảy máu trực tràng
  • Đau bụng ngày càng nhiều
  • Sụt cân

Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt hiện vẫn chưa được xác định rõ, nhưng thường được cho là do sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột khiến cơ thể phản ứng quá mức với quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể gây đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Khi các cơn co thắt mạnh và kéo dài hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng chướng bụng và tiêu chảy. Khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn diễn ra chậm sẽ làm cho phân khô, cứng và gây táo bón.

Ngoài ra, có một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng co thắt, như:

  • Thực phẩm: dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thực phẩm như sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia…
  • Căng thẳng: căng thẳng không gây ra triệu chứng nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Nội tiết tố: sự thay đổi nội tiết tố góp phần gây ra hội chứng này.
  • Các bệnh lý khác: viêm dạ dày ruột hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể gây ra hội chứng này.

Vì các nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt không rõ ràng nên phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng.


Người bị viêm đại tràng co thắt thường bị đau bụng, đi đại tiện nhiều lần

Đau bụng do viêm đại tràng co thắt điều trị thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng tương đối nhẹ nên không cần dùng thuốc điều trị, chỉ cần học cách kiểm soát căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, thì nên dùng thuốc điều trị.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Tránh thực phẩm gây đầy hơi: Nước uống có ga, bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng có thể gây đầy hơi, khó chịu ở bụng.

Tránh thực phẩm chứa gluten: Các triệu chứng như tiêu chảy sẽ giảm nếu ngưng dùng những thực phẩm chứa gluten (có trong lúa mì và lúa mạch).

2. Thay đổi lối sống

Người bị hội chứng ruột kích thích nên tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, stress bởi căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa.

3. Dùng thuốc trị táo bón

Với người bị táo bón, có thể bổ sung chất xơ từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng), dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích để tăng cường co bóp, đẩy phân đi qua đại tràng.

Tuy nhiên, những thuốc này không nên dùng thường xuyên, bởi sẽ gây nhờn thuốc và khiến hệ tiêu hóa đình trệ, bị phụ thuộc vào thuốc.

4. Thuốc điều trị tiêu chảy

Với người bị tiêu chảy, có thể tham khảo dùng thuốc kiểm soát tiêu chảy, thuốc chống co thắt giúp giảm cơn đau bụng do co thắt ruột.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây táo bón và bí tiểu, nên cần thận trọng khi sử dụng.


Thuốc Tây y trị táo bón và tiêu chảy không nên dùng tùy tiện

5. Dùng thuốc Đại tràng Đông y

Đông y có bài thuốc Đại tràng có công dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống hiệu quả thực sự với các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…

Bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng mà còn tác động dần dần vào cơ địa, làm bền chắc niêm mạc đại tràng, do vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đại tràng dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Đại tràng Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau quặn bụng khi đói do viêm đại tràng co thắt có thể tham khảo sử dụng.

ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT nguồn gốc thảo dược

Công dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.

Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //