Cách trị dứt điểm đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi

29-08-2019 09:28:49

Đau vai gáy là căn bệnh đang ngày càng tăng dần và có xu hướng trẻ hóa, gây nhiều phiền toái mỗi ngày. Nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm.

Cách trị dứt điểm đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi

Đau mỏi vai gáy là gì?

Hội chứng đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường là vào sáng sớm, khi người bệnh vừa ngủ dậy hoặc lúc khi làm việc, đặc biệt là các công việc văn phòng: đánh máy tính, cúi đọc văn bản, sử dụng thiết bị di động cầm tay… hay do lao động quá sức, làm việc sai tư thế… trong thời gian dài.
 
Bệnh đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy 

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường.

Một số bệnh lý có thể gây đau mỏi vai gáy bao gồm:

  • Bệnh lý cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ… 
  • Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
  • Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
  • Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
  • Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
Các bệnh lý khớp vai cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy thường gặp

Các nguyên nhân khác dẫn đến đau mỏi vai gáy ở người trẻ:

  • Hút thuốc lá: khói thuốc lá làm giảm đi lượng oxy đi nuôi cơ bắp và da, khiến cơ xương hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, đau vai gáy.
  • Stress kéo dài: khi bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây hiện tượng co cứng cơ, đau đớn một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.
  • Ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế: người trẻ thường tập trung làm việc sinh hoạt liên tục mà không vận động nghỉ ngơi hợp lý, từ đó dẫn đến tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức vai gáy.

Việc ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài gây ra đau nhức vai gáy ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại ít được quan tâm gây đau vai gáy ở người trẻ là thiểu năng tuần hoàn ngoại vi

Khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy cổ suy giảm gây đau mỏi vai gáy, tê đau cứng cổ. Đau khi thì âm ỉ, khi thì đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu, sang bên đối diện), cơ cổ co đau cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau. Bệnh lâu ngày sẽ dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não. 

Triệu chứng đau vai gáy phổ biến

Tình trạng đau mỏi vai gáy không chỉ biểu hiện ở những triệu chứng đau cấp hoặc mãn tính thông thường. Trong nhiều trường hợp, một số người bị đau vai gáy còn xuất hiện một số dấu hiệu kèm theo như:
  • Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc.
  • Ở một số người, cơn đau vai gáy chỉ diễn ra độc lập. Tuy nhiên, một số khác lại có cảm giác tê mỏi, nặng tay nhiều hơn đau.
  • Cơn đau vai gáy tăng khi hoạt động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do lượng máu lưu thông lên não giảm.
  • Đau vai gáy có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay gây tê bì, rối loạn cảm giác.
  • Cổ cứng, khó cử động linh hoạt.

Biểu hiện của bệnh đau mỏi vai gáy chính là đau cứng cổ, khó cử động

Cách điều trị đau mỏi vai gáy

Chữa đau mỏi vai gáy bằng Tây Y

  • Sử dụng Thuốc Tây: Thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol 8H….), Thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam celecoxib,…), Thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal, diazepam), Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…)
  • Phẫu thuật: Nếu cơn đau vai gáy không thuyên giảm và thuốc giảm đau không còn tác dụng thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Có 2 hình thức phẫu thuật: dùng laser hoặc phẫu thuật hở.
  • Kéo giãn cột sống: là những dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy và làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.

Điều trị dứt điểm đau vai gáy bằng Đông Y

Hướng mới, hiệu quả vượt trội cho người thường xuyên bị đau mỏi vai gáy chính là tăng cường tuần hoàn tới khu vực này. Do vậy, các bài thuốc hoạt huyết sẽ có tác dụng nhất định trong việc điều trị đau mỏi vai gáy do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y (hoạt huyết hay các thuốc khác) theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội. Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền hiệu quả vượt trội như bài hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện bài thuốc này được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành viên nén tiện dụng, đã có mặt tại các hiệu thuốc.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN //