Cách làm hết đau cổ tay khi bị chấn thương hoặc tập gym
Cách làm hết đau cổ tay khi bị chấn thương hoặc trong quá trình tập luyện thể thao sẽ giúp xóa bỏ cảm giác đau đớn, nhức mỏi để hoạt động dễ dàng hơn.
Chấn thương cổ tay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: mang vác nặng, sái tay, do ngoại lực tác động, bị ngã, tập gym hoặc do bệnh tật. Đau cổ tay là một trong những cảm giác khó chịu nhất, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc hàng ngày, đặc biệt là khi cơn nhức mỏi kéo dài. Đối với những người mới tập gym hoặc bị thương ở cổ tay trong lúc luyện tập cổ tay, các hoạt động rèn luyện hàng ngày bỗng trở nên quá sức.
Cách làm hết đau cổ tay cần thời gian, không thể quá vội vàng
Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh việc đau nhức cổ tay trong quá trình tập gym. Trên thực tế, đau nhức cổ tay là do cấu trúc dây chằng, gân và sụn nối giữa xương quay và xương trụ ở cổ tay bị tổn thương. Phần dây chằng và sụn này rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra va đập hoặc bị vặn sai tư thế.
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến chấn thương cổ tay bao gồm: Tập các bài võ có sử dụng đòn vặn xoắn cổ tay hoặc vật tay; bị bóng va đập mạnh khi chơi thể thao; dùng vợt bóng bàn, cầu lông, tennis quá sức; đu xà nhưng không bám chắc vào thanh xà; thực hiện các động tác khó; tập tạ đơn quá nặng; tập đẩy ngực nhưng để cổ tay ngửa ra sau quá mức; bẻ gập tay quá mạnh khi chơi vật tay;…
Khi cổ tay bị chấn thương, tùy vào mức độ thương tổn mà sẽ có cảm giác nhức mỏi âm ỉ hoặc đau nhói khi cử động cổ tay, đặc biệt là vị trí ở cạnh xương lồi. Khi cầm nắm hoặc xoay cổ tay sẽ nghe thấy tiếng cạch cạch; cổ tay yếu không có sức. Khi xảy ra các triệu chứng này, cần nẹp hoặc quấn băng càng sớm càng tốt để cố định cổ tay.
Chườm đá lạnh cũng là một cách làm hết đau cổ tay nếu tổn thương nhẹ
Tuyệt đối không chữa mẹo bằng cách vặn, bẻ, sẽ khiến cổ tay bị tổn thương nặng hơn. Có thể chườm đá lạnh lên vùng cổ tay 3 – 4 lần/ngày, 14 – 30 phút/lần để giảm cảm giác sưng đau. Lưu ý không xoa dầu hoặc chườm nóng, dễ khiến dây chằng bị giãn rách nặng, gây phù nề và chảy máu nghiêm trọng. Tốt nhất là đi khám bác sĩ để được chỉ dẫn cách dùng thuốc giảm đau, kháng viêm phù hợp. Đồng thời, tránh hoạt động mạnh hoặc mang vác nặng khi cổ tay bị đau.
Sau khi cổ tay đã hết đau nhức, có thể trở lại nếp sinh hoạt và tập luyện thường ngày nhưng cần chú ý bảo vệ cổ tay. Chẳng hạn, khi tập các động tác dùng cổ tay phải quấn băng cổ tay cho chặt. Khi tập luyện thể thao lại, nên tập từ nhẹ đến vừa sức, đừng tập quá nặng bởi cổ tay tuy hết đau nhưng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục như ban đầu.
Hạn chế thực hiện các bài tập dùng quá nhiều sức ở cổ tay hoặc dễ gây tổn thương. Kết hợp thêm các động tác trị liệu, phục hồi và giúp cổ tay khỏe lại. Thời gian này, cũng cần tránh chơi vật tay hoặc bẻ cổ tay để không tạo ra tổn thương nặng nề hơn lần trước.