Cách đón Tết Âm lịch đối lập ở Trung Quốc: Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

26-01-2017 06:50:47

Tết Âm lịch ở Trung Quốc mỗi năm lại chứng kiến 2 phong cách đón Tết ngược hẳn nhau giữa các tầng lớp xã hội: kẻ chen chúc về quê ăn Tết, người vội vàng đi du lịch nước ngoài trốn Tết.

Sự kiện:

Năm mới âm lịch ở Trung Quốc cũng là thời điểm của cuộc "di cư" lớn nhất trong năm, với 3,6 tỷ lượt di chuyển bằng xe buýt, máy bay, tàu hỏa được thực hiện trong 40 ngày cao điểm. Khác với hàng triệu người lao động xa nhà về quê đón tết theo phong tục, những người mới thành công ở Trung Quốc lại muốn sử dụng kỳ nghỉ lễ này để bay ra nước ngoài hoặc tới những điểm du lịch trong nước.

Người lao động mong được về quê nhà đón Tết cùng gia đình

Kéo theo vali hành lý nặng đi qua trạm tàu điện ngầm ở Thượng Hải, Linghu Yong chuẩn bị tinh thần bước lên chuyến tàu chật ních, bắt đầu chuyến đi dài 30 giờ để về quê đón năm mới âm lịch. Chàng trai 17 tuổi này là một trong số những người may mắn có thể về quê đón tết. Phía ngoài nhà ga, đám đông người lao động nhập cư vẫn phải cắm trại nhiều ngày để mua vé tàu.

"Đây là lần đầu tiên tôi đón năm mới trên tàu", Yong nói. "Điều ước của tôi là được đón năm mới bên gia đình và mua một chiếc máy tính". Yong, đến từ phía tây thành phố Trùng Khánh, là sinh viên cao đẳng đang học việc tại một nhà máy điện thoại di động ở Thượng Hải.

Sự đông đúc khủng khiếp của bến tàu xe dịp Tết ở Trung Quốc. Ảnh: Internet

Hàng triệu người Trung Quốc còn sẵn sàng lái xe máy về quê ăn Tết bất chấp đói, rét. phương tiện công cộng đắt đỏ và đông đúc khiến hàng triệu người Trung Quốc chọn xe máy để về quê ăn Tết bất chấp chặng đường xa xôi và cái đói, cái rét.

Chỉ riêng tại Quảng Đông, có khoảng nửa triệu chuyến đi bằng xe máy diễn ra mỗi năm. Những người lên thành phố kiếm sống không có lựa chọn nào khác bởi phương tiện công cộng như máy bay, tàu, xe khách thường đắt đỏ và khó mua vé dịp sát Tết. Trong khi đó, mỗi năm họ chỉ có một lần để về quê đoàn tụ với gia đình và con cái. 

Wang Zhengnian cùng vợ và ba người bạn lái xe tới 1.350 km suốt 5 ngày để về quê. Họ khởi hành từ sáng sớm đến tối mịt, dưới trời mưa, qua những đoạn đường gồ ghề và thường không ăn gì. Tới đêm, cả 5 người ngủ chung một phòng trong khách sạn giá rẻ để tiết kiệm tiền. Họ cũng không có điện thoại và phải dựa vào các bản đồ giấy để tìm đường khiến không ít lần rơi vào cảnh đi lạc. 

Người giàu du lịch nước ngoài trốn Tết

làn sóng ra nước ngoài đón Tết tại Trung Quốc ngày càng phổ biến. Các chuyến bay đi quốc tế trong dịp Tết dự kiến đạt mức kỷ lục là 6 triệu hành khách, với các điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.

“Tết Nguyên Đán là giai đoạn cao điểm của các hãng hàng không Trung Quốc”, ông Steve Saxon, đối tác của công ty tư vấn

Theo bà Catherine Lim - chuyên gia phân tích của Bloomberg tại Singapore, làn sóng du lịch nước ngoài cũng được tạo ra bởi chính sách hạn chế sinh con của chính phủ Trung Quốc trong thời gian dài. Giới trẻ Trung Quốc, vốn ngày càng có điều kiện kinh tế hơn các thế hệ trước, muốn đi khám phá thế giới.

Đối với nhiều người Trung Quốc, Tết là cơ hội hiếm hoi trong năm để đi du lịch dài ngày. Ảnh: AP

“Khi gia đình ngày càng ít người, chẳng có mấy việc cần phải làm trong dịp Tết”, bà Lim nói. “Những người trẻ muốn dành tiền để trải nghiệm những điểm đến mới hơn là mua những chiếc túi Hermes đắt tiền”.

Trong khi đó, theo mạng du lịch trực tuyến Ctrip.com, người Trung Quốc sẽ đi đến 174 địa điểm bên ngoài đại lục trong hơn 9 ngày dịp Tết Nguyên Đán. “Hãng hàng không nào cũng sẽ hốt bạc trong kỳ nghỉ này”, ông Will Horton, chuyên gia phân tích của Trung tâm Hàng không CAPA ở Hong Kong, nhận định.

Wang Zheng, kế toán viên 34 tuổi ở Bắc Kinh, cho biết toàn bộ gia đình cô sẽ tới khu nghỉ dưỡng nhiệt đới trên đảo Hải Nam, cho dù nơi đây nổi tiếng với mức giá cắt cổ tại các nhà hàng, khách sạn trong kỳ nghỉ.

"Tại sao không làm kỳ nghỉ thú vị hơn thay vì chỉ có những bữa ăn đầy lặc lè cùng gia đình hoặc đi lễ chùa? Những thứ đó đã cũ rồi", cô nói.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus //