Các cách phòng ngừa viêm xoang sàng, ngăn ngừa đau nhức, khó chịu

08-10-2020 15:09:33

Viêm xoang sàng không chỉ gây đau mũi, nhức đầu mà còn có thể ảnh hưởng tới thị lực. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp ích lớn cho bạn.

Tìm hiểu bệnh viêm xoang sàng - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm xoang sàng là bệnh gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ bị ứ đọng, gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng (gồm 4 khoang rỗng thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt).

Có 2 loại viêm xoang sàng, đó là viêm xoang sàng trước (xoang tiếp giáp giữa xoang trán và xoang hàm, hốc mũi và hốc mắt) và viêm xoang sàng sau (xoang nằm ở phía sau xoang sàng trước, phía sau gáy).

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm

Nguyên nhân viêm xoang sàng

  • Sự xâm nhập của vi khuẩn và virus: Đây vẫn được xem là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Người bị viêm mũi hoặc mắc các bệnh đường hô hấp cũng có nguy cơ bị viêm xoang sàng cao hơn những người khác.
  • Bít tắc vùng mũi – xoang: Tình trạng này thường xảy ra do sự bất thường của cấu tạo mũi như: Bị dị hình vách ngăn, dị dạng cuống mũi, polyp mũi… Tình trạng này làm cho dịch mũi bị đọng lại, gây viêm nhiễm niêm mạc xoang.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang sàng là do vi khuẩn và virus

  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã khiến vùng mặt bị chấn thương cũng là yếu tố gây bệnh viêm xoang sàng.
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm: Bệnh nhân mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như đái tháo đường, HIV/AIDS, nghiện thuốc lá… thường dễ mắc viêm xoang sàng. Với những trường hợp này, bệnh thường diễn tiến dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm và cũng dễ tái phát.
  • Dị ứng: Cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng như viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm xoang sàng.
  • Do yếu tố nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất như các nhà máy dệt, xưởng gỗ, xay xát bột ngũ cốc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xoang sàng hoặc các bệnh đường hô hấp khác.

Môi trường nhiều khói bụi hóa chất là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang sàng

Triệu chứng viêm xoang sàng 

  • Đau nhức đầu dữ dội: Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, tăng dần và dữ dội nhất vào buổi trưa. Một số bệnh nhân còn bị đau âm ỉ vùng gáy, đỉnh đầu.
  • Thường xuyên bị viêm họng: Viêm xoang sàng khiến dịch nhầy chảy xuống họng gây ra đau họng, hơi thở có mùi hôi khó chịu và cảm giác vướng víu khiến người bệnh lúc nào cũng muốn ho, khạc nhổ ra ngoài. 
  • Mũi thường xuyên chảy dịch: Dịch mũi có thể màu vàng, xanh, đục và có mùi hôi. Bệnh nhân cũng có thể bị ngạt mũi, giảm khứu giác.
Người bệnh viêm xoang sàng thường xuyên bị đau đầu dữ dội
  • Các vấn đề hô hấp khác: Viêm xoang sàng có thể dẫn tới viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng với các cơn ho khan, khó thở, thở rít,… Tình trạng này thường gặp ở trẻ em.
  • Đau nhức vùng mắt, suy giảm thị lực: Những bệnh nhân viêm xoang sàng có nguy cơ ảnh hưởng tới vùng mắt, mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu. 

Ngoài ra, bệnh nhân viêm xoang sàng cũng có thể gặp một số triệu chứng như: Sốt, ăn không ngon, ngủ không yên, khó tập trung làm việc. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết. Do vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh có cơ hội biến chứng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang sàng rất dễ mắc và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là những cách có thể áp dụng:

Đeo khẩu trang khi đi đường để tránh hít phải khói bụi, các tác nhân gây dị ứng khác như phấn hoa, khói thuốc lá. Nếu phải làm việc trong các môi trường nhiều hóa chất thì cần đeo khẩu trang chống độc.
  • Tạo lập thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ vi khuẩn.
  • Vào những ngày trời chuyển lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng mũi họng. 
  • Vệ sinh phòng ngủ, nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể được mạnh khỏe.
  • Có chế độ ăn uống đa dạng, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế thịt đỏ.
Ăn nhiều rau của quả tươi giàu vitamin, khoáng chất
  • Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là biện pháp được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao. Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi. Nhờ đó sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang sàng hiệu quả.

Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi là nên chọn dung dịch vệ sinh xịt mũi dạng phun sương có chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, điển hình như dung dịch vệ sinh xịt mũi Zenko

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

- Zenko xịt sạch, thông mũi

- Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp

Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em.

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Xem thêm tại đây. Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689
 
 
Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN //